Công khai minh bạch quốc phòng Việt Nam với thế giới

GD&TĐ - Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng, ngày 11/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo Khoa học Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2018.  

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ Quốc phòng
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ Quốc phòng

Phát biểu chủ trì hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo, biên soạn, xuất bản, công bố Sách Trắng - nhấn mạnh, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2018 nhằm tuyên truyền quan điểm, đường lối quân sự, chính sách quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương; xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội nhân dân; hợp tác về đối ngoại quốc phòng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang; là tài liệu giáo dục về quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng, chính sách quốc phòng của Nhà nước cho các cấp, ngành, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2018 còn nhằm công khai minh bạch quốc phòng của Việt Nam với các nước trên thế giới; đồng thời là tài liệu chính thức sử dụng để phục vụ công tác đối ngoại quốc phòng; giáo dục về quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng, chính sách quốc phòng của Nhà nước cho các cấp, ngành và toàn dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh yêu cầu, các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, Tổ Biên tập tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo, đảm bảo Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2018 đủ nội dung, đúng quy trình, tiến độ hoàn thành và công bố trong thời gian sớm nhất.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cho ý kiến về bố cục, cũng như kết cấu các mục, tiểu mục; đồng thời đề xuất một số nội dung của Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Luật Nhà giáo đã đề cập đến một số chính sách đặc thù nhằm thu hút giáo viên vùng khó. Ảnh: ITN

Sớm đưa Luật Nhà giáo vào cuộc sống

GD&TĐ - Luật Nhà giáo được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2026. So với các quy định hiện hành, Luật có nhiều điểm mới nổi bật.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ảnh: Lê Cường.

Điểm thi thấp không phải là 'dấu chấm hết'

GD&TĐ - Trượt trường chuyển cấp mơ ước, không đỗ đại học, điểm thấp hơn kỳ vọng…, những thất bại trong thi cử luôn là cú sốc đầu đời với nhiều học sinh. Bởi vậy, cách cha mẹ đồng hành sẽ quyết định cú sốc đó khiến con gục ngã hay trưởng thành hơn.