Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Hơn 20 năm xây dựng phong trào “Trường giúp trường”

Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Hơn 20 năm xây dựng phong trào “Trường giúp trường”

Phong trào sâu rộng

Theo ông Ngô Văn Sơn (Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Công đoàn GD tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm góp phần chăm lo đời sống về tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo (NG), người lao động trong các trường học. Theo truyền thống, năm nay Công đoàn GD tỉnh phối hợp cùng Sở GD&ĐT tổ chức thăm hỏi, động viên các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, một số NG công tác tại vùng sâu vùng xa.

Riêng chương trình “Tết sum vầy” do Liên đoàn Lao động tỉnh và Bưu điện tỉnh tổ chức tại thành phố Đà Lạt đã vận động được hơn 300 NG tham gia. Chương trình này kêu gọi đoàn viên trong các công đoàn trường học tham gia mua quà tết tại bưu điện huyện, thành phố với giá ưu đãi, từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu mua sắm cho NG trong dịp Tết”.

Nhiều người biết đến thành phố Đà Lạt với khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng. Nhưng trên thực tế, trong điều kiện của một tỉnh miền núi, địa hình khá phức tạp, nhiều xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số và kinh tế mới, dân cư nhiều nơi phân tán, một số xã còn đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, nhiều hộ dân chưa ổn định sản xuất, tỷ lệ thuộc diện hộ nghèo đói còn nhiều, một số vùng thường xuyên bị mưa đá, lốc xoáy… ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương, nhiều trường học chịu thiên tai bị sụp đổ, trang thiết bị dạy và học bị hư hỏng.

Xác định phương châm “Tự cứu mình trước khi trời cứu”, từ năm 1998 Công đoàn Ngành GD tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Sở GD&ĐT phát động phong trào “Trường giúp trường”, “Huyện giúp huyện” sâu rộng trong toàn ngành. Lâm Đồng đã thực hiện kết nghĩa giữa các trường thành phố, thị trấn với các trường vùng sâu trong tỉnh theo từng giai đoạn; có chủ đề, nội dung cụ thể, nhằm giúp giáo viên vùng sâu, vùng xa khó khăn an tâm và cống hiến nhiều hơn cho địa phương vùng và tăng cường xây dựng khối đoàn kết, tính cộng đồng trách nhiệm trong đội ngũ nhà giáo, người lao động, HS, SV.

“Qua nhiều năm tổ chức thực hiện, các đơn vị trường học được phân công giúp đỡ đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tiền mặt, tổ chức giúp nhau về chuyên môn- nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị giảng dạy, công tác như: Thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, máy in, bàn ghế HS, công trình vệ sinh, giếng nước, quần áo, sách giáo khoa, vở, viết và đồ dùng học tập trị giá hơn 11 tỷ đồng… Hiệu quả thu được từ phong trào đã khẳng định tính nhân văn cao cả của phong trào, mang ý nghĩa GD cao về tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong đội ngũ CBNGLĐ và HS, SV”, ông Ngô Văn Sơn cho biết.

Sưởi ấm trái tim nhà giáo

Theo ông Ngô Văn Sơn, kết quả thu được từ phong trào chung của toàn ngành rất lớn. Song, qua thực tế triển khai, việc phân công 1 trường thuận lợi giúp 1 trường khó khăn còn thể hiện sự dàn trải, manh mún. Số tiền mặt từng đơn vị vận động được hàng năm cũng chỉ dừng lại mỗi đơn vị khoảng vài chục triệu đồng, vì vậy chưa thực sự giải quyết được những vấn đề lớn, cấp bách cho đơn vị được giúp đỡ, nhất là trong việc xây nhà công vụ, công trình vệ sinh, công trình nước sạch hoặc nâng cấp, sửa chữa nhà công vụ… Do đó, hiệu quả của cuộc vận động vẫn chưa thực sự đáp ứng những nhu cầu bức thiết của các đơn vị khó khăn.

Ông Sơn cho biết thêm: “Trước nhu cầu bức thiết, nan giải về nhà công vụ giáo viên, công trình vệ sinh, công trình nước sạch tại vùng sâu, vùng xa khó khăn qua kết quả khảo sát năm 2015 vẫn còn 27 đơn vị chưa có nhà công vụ, 112 giáo viên phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân, 20 đơn vị chưa có giếng nước để sinh hoạt… Năm học 2014 - 2015, tôi đã mạnh dạn đề xuất điều chỉnh hình thức phân công hỗ trợ vùng sâu, vùng xa theo phương châm: Nhiều đơn vị tập trung giúp một đơn vị”. Ngoài việc phân công các đơn vị thuận lợi giúp các đơn vị khó khăn trong ngành, từ năm 2014 đến nay, Công đoàn GD Lâm Đồng đã tích cực đề xuất với Công đoàn GD Việt Nam và tìm nguồn hỗ trợ từ các công đoàn GD tỉnh bạn.

Sau hơn 3 năm thực hiện việc đổi mới hình thức phân công thực hiện cuộc vận động hỗ trợ GD vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đã giải quyết cho hơn 60 GV có nhà công vụ để ở, hơn 1.500 HS và GV có nguồn nước sạch để uống và sinh hoạt, làm được 50m2 sân nhà công vụ, xây dựng 3 nhà vệ sinh, 2 giếng khoan… góp phần giảm bớt khó khăn cho nhà giáo, người lao động và HS vùng sâu, vùng xa, từng bước ổn định để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD. “Với giải pháp như vậy, đến năm 2020 cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhà công vụ cho GV thuộc các địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn, các thầy cô giáo không phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân, nhà dân” - ông Ngô Văn Sơn cho biết.

Việc đổi mới phương thức thực hiện cuộc vận động đã được Sở GD&ĐT Lâm Đồng quan tâm, phối hợp chỉ đạo sâu rộng trong toàn ngành, tạo được sự đồng thuận và nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động tham gia thực hiện. Hiệu quả cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa khó khăn” tăng lên rõ rệt, giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà công vụ GV, công trình vệ sinh, công trình nước sạch cho GV vùng sâu, vùng xa khó khăn. Những ngôi nhà công vụ được xây dựng từ nguồn đóng góp trong ngành với tất cả tình cảm và tinh thần “tương thân tương ái” thực sự đã sưởi ấm tấm lòng những nhà giáo đang công tác tại vùng sâu, vùng xa khó khăn của tỉnh Lâm Đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...