Công dân Việt Nam sẽ được cấp một mã số định danh

Công dân Việt Nam sẽ được cấp một mã số định danh

(GD&TĐ) - Bộ Tư pháp vừa hoàn thành dự thảo đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.  Theo đó, việc cấp mã số định danh được triển khai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014.

Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để có cái nhìn tổng thể và đưa ra các giải pháp quản lý dân cư thống nhất, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư.

Theo đó, số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời (ngay cả trong trường hợp công dân thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam, khi được trở lại/nhập quốc tịch Việt Nam, số định danh cá nhân không thay đổi), không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Mã số định danh cá nhân là cơ sở để xây dựng các loại giấy tờ trong một thẻ công dân. Ảnh: Báo Dân Trí
Mã số định danh cá nhân là cơ sở để xây dựng các loại giấy tờ trong một thẻ công dân. Ảnh: Báo Dân Trí

Công an cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền cấp mã số định danh đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực khi công dân thực hiện đăng ký thường trú hoặc cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân. UBND cấp xã cấp số định danh cá nhân cho công dân mới sinh khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành. Khi đăng ký khai sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mã số định danh công dân mới sẽ hình thành để cán bộ hộ tịch lấy số định danh đó ghi trên giấy khai sinh cho công dân. Dữ liệu về số định danh này là thông tin gốc để xác định, liên kết các thông tin khác về công dân.

Thống kê sơ bộ,  ở thời điểm hiện tại, mỗi công dân có thể phải “đút ví” tới… 20 loại giấy tờ các loại. Theo tính toán của Bộ Tư pháp, nếu triển khai thực hiện Đề án, ước tính hàng năm sẽ cắt giảm khoảng 3.400 tỷ đồng chi phí về thời gian điền thông tin công dân trên mẫu đơn, tờ khai và hoạt động sao chụp, chứng thực để cung cấp các thông tin cá nhân.

Mục tiêu đề án để phục vụ việc xây dựng luật Hộ tịch, hướng tới lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ - Sổ bộ hộ tịch; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia…

Hải Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.