Công bố quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

GD&TĐ - Ngày 17/3, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quyết định Phê duyệt quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quyết định Phê duyệt quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Quy hoạch tỉnh Điện Biên được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27/1/2024, là cơ sở để tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá, là trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại...

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,51%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân/người đạt trên 113 triệu đồng (theo giá hiện hành); giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều xuống còn dưới 8%...

Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, tỉnh Điện Biên phát triển theo mô hình cấu trúc không gian 4 trục động lực - 3 vùng kinh tế - 4 cực tăng trưởng.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Điện Biên cần quan tâm kết nối và phát huy lợi thế của các vùng trong tỉnh, đặc biệt hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hệ thống cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa. Từ đó, dẫn dắt thu hút đầu tư các dự án động lực, có sức lan tỏa nhằm thực hiện mục tiêu trong quy hoạch tỉnh.

Không những thế, tỉnh cần xem xét một cách tổng thể với các quy hoạch vùng, đặc biệt mối quan hệ giữa Điện Biên với các địa phương của Lào, Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị.

Điện Biên cần phát huy lợi thế của tỉnh để chuyển dịch mô hình kinh tế trên nền tảng tăng trưởng xanh, năng lượng sạch, chuyển đổi số trong thương mại, quảng bá du lịch; phải tiếp tục phát huy và khai thác tiềm năng để đưa Điện Biên trở thành trung tâm du lịch về văn hóa, lịch sử, sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên, giải trí trong tiểu vùng Tây Bắc, với hạt nhân là khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ.

Ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đề nghị UBND tỉnh tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng, tài nguyên… Nghiên cứu, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Tỉnh cần tiếp tục huy động các nguồn lực, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt, theo mô hình cấu trúc không gian: 4 trục động lực - 3 vùng kinh tế - 4 cực tăng trưởng.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Điện Biên đã trao quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án cho các nhà đầu tư.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Điện Biên đã trao quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án cho các nhà đầu tư.

Tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, với trọng tâm là đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1, lối mở A Pa Chải - Long Phú. Khai thác hiệu quả Cảng hàng không Điện Biên Phủ.

Tỉnh Điện Biên cam kết sẽ nỗ lực đổi mới toàn diện; đồng hành, hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.