Công bố nhiều nghiên cứu về lịch sử và pháp luật thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương

GD&TĐ - Nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng về lịch sử và pháp luật thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương được công bố ở hội thảo quốc tế tại TP Huế.

Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử và pháp luật về thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương” tổ chức tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. (Ảnh: Đại Dương)
Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử và pháp luật về thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương” tổ chức tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. (Ảnh: Đại Dương)

Ngày 10/10, tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử các Tư tưởng và Thể chế Chính trị, Đại học Aix-Marseille (Cộng hòa Pháp) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử và pháp luật về thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương”.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học cùng chia sẻ, đối thoại và trao đổi những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử pháp luật thời kỳ thuộc địa, một mảng đề tài còn nhiều khoảng trống cần được khai thác để hoàn thiện bức tranh về lịch sử pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ.

z5914316583379-41540dedc1ed2c7319da1b0634f10f88-8021.jpg
Các đại biểu đến từ Đại học Aix-Marseille (Cộng hòa Pháp) và Trường Đại học Luật, Đại học Huế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế cho biết, hội thảo mang tính chất quan trọng vì thời kỳ Pháp thuộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

“Đây là giai đoạn chứng kiến sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, đánh dấu sự chuyển mình của nền văn hóa pháp lý Việt Nam từ truyền thống Nho giáo sang sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa pháp lý châu Âu, đặc biệt là từ Pháp. Đặc biệt, ở giai đoạn này có những đóng góp nhất định trong củng cố, phát triển “Luật tư” ở Việt Nam mà thể hiện rõ nhất là những dấu ấn của truyền thống Dân luật châu Âu trong bối cảnh pháp lý hiện tại.

Chúng tôi tin tưởng rằng, kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử pháp luật thuộc địa của các chuyên gia Pháp sẽ được bổ sung và làm phong phú thêm bằng tri thức bản địa của các chuyên gia Việt Nam, từ đó góp phần tạo nên thành công cho hội thảo”- PGS.TS Đoàn Đức Lương cho hay.

z5914320963081-685292549136714adbc38b4f7e0fa085-5619.jpg
GS Eric Gasparini, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử các Tư tưởng và Thể chế Chính trị, Đại học Aix-Marseille phát biểu tại khai mạc hội thảo.

Có nhiều tham luận quan trọng được trình bày tại hội thảo như: “Tư tưởng chống thực dân của Hồ Chí Minh” - TS Julien Broch, Đại học Aix-Marseille; “Nguồn gốc của chủ nghĩa cộng hòa ở Việt Nam: báo cáo về những đau khổ mà người An Nam phải hứng chịu được Phan Châu Trinh gửi đến toàn quyền Paul Beau” - GS François Quastana, Đại học Aix-Marseille; "Paul Monin: người bảo vệ quyền lợi cho người An Nam giữa hai cuộc chiến" - GS Eric Gasparini, Đại học Aix-Marseille; “Sự chia cắt pháp lý tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” - Ths Hoàng Thảo Anh, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Quyền hưởng dụng trong pháp luật Dân sự thời kỳ Pháp thuộc - Những gợi mở hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành" - Bùi Lê Hiếu, Học viện Tòa án.

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận các vấn đề như nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương và những ảnh hưởng đối với Nhà nước và pháp luật hiện nay; nghiên cứu các thiết chế chính trị - pháp lý thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương; nghiên cứu lịch sử tổ chức Nhà nước, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc tại Đông Dương và sự tương tác với Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiếm có cô gái nào yêu đương mà nghĩ nhiều về mẹ chồng tương lai, người cô ấy chưa từng gặp mặt. (Ảnh: ITN).

Nỗi khổ của mẹ chồng thời 4.0

GD&TĐ - Mẹ chồng luôn được miêu tả là người độc đoán, thích can thiệp vào chuyện riêng của con cái... Nhưng sự thật có phải luôn như vậy?

Thích ứng với AI trong giáo dục

Thích ứng với AI trong giáo dục

GD&TĐ - Thích ứng với AI trong giáo dục đòi hỏi các chủ thể cần phải thay đổi trong tư duy và hành động thực tế.