Công bố kết quả khai quật di chỉ hang Con Moong

GD&TĐ - Sáng nay 30/10, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận.

 Cửa Hang Con Moong nhìn từ phía trong ra.
Cửa Hang Con Moong nhìn từ phía trong ra.

Hang Con Moong ở bản Mọ (xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa) với độ cao tuyệt đối là 147 m, độ cao tương đối là 32 m, nằm trong núi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, khoảng 240 triệu năm. 

Đến tháng 11/2013, đoàn hợp tác khoa học giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học - Dân tộc Novosibirsk đã hoàn thành khai quật hố 14 m2 tại hang Con Moong.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã công bố kết quả khai quật tại hang Con Moong và một số hang vùng lân cận. Theo đó, đến năm 2013, các nhà khảo cổ đã xác nhận địa tầng di chỉ dày 9,5 m tại hang Con Moong. 

Đây là một trong số di chỉ có địa tầng dày và được bảo tồn tốt ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tại địa tầng hang Con Moong các nhà khảo cổ đã phát hiện có 10 lớp cấu trúc khác nhau. 

Tại các lớp từ 1 đến 6, có tìm thấy công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Các lớp 7 đến 10 có công cụ đá quartz, di vật tập trung nhất là lớp 10 (độ sâu từ -8,5m đến -9,5m). Bước đầu, các nhà khảo cổ học đã ghi nhận 4 giai đoạn phát triển văn hóa ở hang Con Moong. 

Tại mỗi giai đoạn phát hiện các di cổ như: công cụ đá cuội nghè đẽo, công cụ vỏ trai, mũi nhọn xương, rìu tứ giác và gốm Đa Bút; có các mộ chôn nằm co, bó gối, rắc thổ vàng, chôn theo công cụ đá và vỏ trai; mộ chôn tập thể gồm nhiều cá thể… Về cơ bản đây là dấu tích văn hóa Đá mới với tiền Hòa Bình và sau Hòa Bình.

Các di tồn văn hóa còn lưu lại trên địa tầng hang Con Moong đã cho thấy truyền thống cư trú hang động, truyền thống sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, kỹ thuật chế tác công cụ, sự biến đổi khí hậu và sự thích ứng của con người trong suốt nhiều vạn năm qua. 

Với kết quả khai quật hang Con Moong, Việt Nam bổ sung thêm kỹ nghệ mảnh đá quartz thuộc gia đoạn Late Pleistocene (sự tiến triển về cổ khí hậu từ khô lạnh giai đoạn cuối băng hà) ở Việt Nam.

Ngoài ra, tại Hội thảo các nhà khoa học còn trình bày kết quả khai quật ở hệ thống hang xung quanh hang Con Moong, Hang Diêm (Bản Sánh, xã Thành Yên), hang Mang Chiêng (thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Cúc Phương, tiếp giáp với xã Thành Yên)…

Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải – Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, phát biểu: Việc lựa chọn hang Con Moong để nghiên cứu, các nhà khảo cổ hướng tới hai mục tiêu là tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn những giá trị khoa học nổi bật của di tích hang Con Moong và định hướng quy hoạch bảo tồn cho việc lập hồ sơ Di sản văn hóa trong tương lai. 

Kết quả khai quật tại hang Con Moong cho thấy đây là lần đầu tiên chúng ta có được một cột địa tầng chuẩn cho di tích với các niên đại từ 60 – 40.000 BP đến 17.000 – 7.000 BP, khẳng định giá trị tổng thể của di tích. 

Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai công tác nghiên cứu sau khai quật, có những giải pháp bảo vệ trước mắt cho di tích. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền giá trị lịch sử của di tích, việc bảo vệ di tích này tới đông đảo người dân, trong các trường học để cộng đồng cùng nhau tham gia bảo vệ di tích”...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.