Công bố hệ thống và cơ chế đánh giá chất lượng cấp trường đại học ở Đông Nam Á

GD&TĐ - Ngày 19/7/2016, ĐHQG Hà Nội công bố chính thức việc khởi động hệ thống và cơ chế đánh giá, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) và đánh giá thử nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội vào tháng 1/2017.

Công bố hệ thống và cơ chế đánh giá chất lượng cấp trường đại học ở Đông Nam Á

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, hệ thống đảm bảo chất lượng của AUN-QA sẽ tiến hành đánh giá được tổng số 220 chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học, thông qua 98 đợt đánh giá tại 28 trường đại học ở 8 quốc gia Đông Nam Á.

Trong số đó Việt Nam có 61 chương trình đào tạo đại học và sau đại học được đánh giá thông qua 32 đợt đánh giá. Chỉ riêng ĐHQG Hà Nội, đã có 18 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn của AUN. Tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng trường đại học là nỗ lực đầu tiên thuộc về đánh giá trường đại học Đông Nam Á. Đây sẽ là một dấu mốc quan trọng để tiếp tục hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho giáo dục đại học ở Đông Nam Á.

Phương châm đánh giá chất lượng trường đại học coi trường đại học là một tổng thể, trong đó có chiến lược, hệ thống và vận hành về đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ. Mục đích của đánh giá chất lượng là nhằm củng cố chất lượng đào tạo, nghiên cứu,dịch vụ một cách toàn diện, và đánh giá hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ. Vì thế, việc đánh giá chất lượng ở cấp độ trường đại học sẽ  tăng cường mục đích của Mạng lưới AUN-QA theo hướng đảm bảo chất lượng trường đại học ở Đông Nam Á.

Khung đảm bảo chất lượng trường đại học của AUN-QA được hoàn thiện qua 2 lần chỉnh sửa. Bản chỉnh sửa lần thứ 2 này đã được điều chỉnhthiết kế để hỗ trợ Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á với tư cách là một khung đảm bảo chất lượng mang tínhxuyên quốc gia, thúc đẩy trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các nước, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học.

Được biết, khung đảm bảo chất lượng trường đại học của AUN-QA được xây dựng phù hợp với khung đảm bảo chất lượng của Đông Nam Á (AQF), với các tiêu chuẩn và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong khu vực giáo dục đại học Châu Âu (ESG 2015-phần 1) và khung thực hiện xuất sắc Baldridge (Giáo dục – 2015/2016) nhằm xây dựng một khung đánh giá chất lượng tổng hợp của AUN-QA ở cấp độ trường đại học.

Cùng với lần đầu tiên đánh giá chất lượng trường đại học, AUN-QA cũng công bố lần đầu tiên tài liệu về hướng dẫn đánh giá chất lượng trường đại học. Tài liệu “Hướng dẫn đánh giá chất lượng trường đại học của AUN-QA” sẽ là công cụ để thực hiện việc đánh giá chất lượng trường đại học.

Việc AUN-QA phát triển thành công và thực hiện đánh giá chất lượng trường đại học đầu tiên vào tháng 1/2017 (đơn vị được đánh giá là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội) là phù hợp với sự kiện chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào tháng 12/2015.

Để đạt mục tiêu làm cho khu vực ASEAN trở thành trung tâm giáo dục có chất lượng, cần phải xây dựng và duy trì các dịch vụ giáo dục có chất lượng cao ở cấp trường đại học, cấp quốc gia và cấp khu vực. Vì thế, AUN-QA tiếp tục phấn đấu để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nhằm giúp đỡ các trường bảo đảm các tiêu chuẩn đào tạo đã được công nhận quốc tế.

ĐHQG Hà Nội luôn tiên phong và chủ động tham gia hoạt động kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế trong đó có kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA. Tháng 12/2009, chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của Việt Nam và là chương trình thứ 6 của các trường đại học thuộc khối ASEAN được kiểm định  chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA.

Tháng 1/2017 tới đây, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội sẽ là trường đại học đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được đánh giá chất lượng.Đây là minh chứng cho chất lượng đào tạo cao hướng tới chuẩn quốc tế ở ĐHQG Hà Nội và cũng là minh chứng thể hiện vai trò đầu tàu, tiên phong trong công tác đảm bảo chất lượng của ĐHQG Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.