Công an Bắc Giang nâng bước tới trường cho học sinh khó khăn

GD&TĐ - Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an” của Công an tỉnh Bắc Giang đã giúp nhiều học sinh khó khăn vững bước tới trường.

Công an tỉnh Bắc Giang ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an”.
Công an tỉnh Bắc Giang ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an”.

Chiều 2/4, Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an”; ký kết Quy chế phối hợp làm việc giữa Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Công an tỉnh Bắc Giang và Đoàn thanh niên, Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố. Đại tá Trần Thế Cường – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị.

Theo đó, thực hiện Đề án "Cùng em đến" trường do Ban thanh niên Bộ Công an phát động và Chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động; năm 2022, Ban Thanh niên và Ban phụ nữ Công an tỉnh Bắc Giang đã tham mưu triển khai Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an” và Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tới 100% cơ sở đoàn, cơ sở hội trong toàn lực lượng Công an tỉnh.

Qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, 47 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận đỡ đầu, với nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng. Nhờ sự hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần từ các “anh nuôi”, “mẹ đỡ đầu”, các em đã có điều kiện học tập tốt hơn, cuộc sống dần ổn định. Nhiều em đạt thành tích cao trong học tập, trở thành những học sinh giỏi, gương sáng cho các bạn noi theo. Đến nay, Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành đỡ đầu cho 4 em học sinh.

Đại tá Trần Thế Cường – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Thượng tá Nguyễn Thị Quế, Phó trưởng Ban phụ nữ CAND tỉnh Bắc Giang trao học bổng cho các em học sinh.

Đại tá Trần Thế Cường – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Thượng tá Nguyễn Thị Quế, Phó trưởng Ban phụ nữ CAND tỉnh Bắc Giang trao học bổng cho các em học sinh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành tham luận về các nội dung có liên quan đến công tác triển khai thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an” của tổ chức Đoàn, Hội cấp cơ sở.

Bên cạnh đó là công tác phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền, nhà trường, các nhà hảo tâm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương trong việc nhận đỡ đầu, hỗ trợ, chăm sóc trẻ em, học sinh; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an” tại đơn vị, địa phương…

Để tiếp tục động viên, đồng hành cùng các em học sinh được nhận đỡ đầu, tại hội nghị, Ban tổ chức đã trao tặng 43 suất học bổng, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng tiền mặt.

Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Trần Thế Cường – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã biểu dương những kết quả tích cực mà Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an các cấp đạt được trong thời gian qua. Đồng thời bày tỏ cảm ơn các đơn vị đồng hành đã luôn sát cánh, phối hợp tích cực với lực lượng Công an giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Công an tỉnh Bắc Giang ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an”.

Công an tỉnh Bắc Giang ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an”.

Để chương trình hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nuôi dưỡng các em có hoàn cảnh khó khăn, tạo được tính lan toả sâu rộng, Đại tá Trần Thế Cường yêu cầu cấp uỷ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện mô hình, tăng cường mối quan hệ phối hợp với nhà trường, các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp cùng chung tay hưởng ứng, tuyên truyền sâu rộng về tính nhân văn của chương trình.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã phát động quyên góp kinh phí ủng hộ Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và Mô hình “Anh nuôi là cán bộ đoàn Công an” từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và cán bộ, chiến sỹ toàn lực lượng và ký kết Quy chế phối hợp giữa Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh với các Huyện, Thị, Thành đoàn và Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, Thị xã, Thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.