Dạy con biết yêu bản thân ngay từ khi còn nhỏ
“Tất cả trẻ em cần được dạy yêu thương bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ, nếu không chúng sẽ không thể đưa ra những lựa chọn cần thiết cho một cơ thể và một lối sống lành mạnh”, nhà tham vấn học đường Julia V. Taylor của Mỹ nói.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thông điệp này thậm chí có thể bị lãng quên ngay trong ngày. Thay vì phê bình một cách nghiêm khắc, bạn có thể đưa ra hướng dẫn giúp con biết làm những việc đúng để thay đổi vẻ ngoài cũng như vẻ đẹp tự nhiên của chúng như chọn đồ ăn an toàn, trang phục hợp lý, nghe nhạc ở âm lượng vừa phải...
Tất cả trẻ em cần được dạy yêu thương bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ.Ảnh minh họa: internet |
Dạy con trân trọng cơ thể của mình
Những lựa chọn tốt thường đến khi bạn cảm thấy thoải mái về mặt cơ thể. “Tất cả trẻ em cần được dạy về việc yêu thương và tôn trọng cơ thể của chúng, bất kể từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể đó có kích cỡ ra sao”, Taylor nói.
Sự tự tin của trẻ có thể đến từ lối sống lành mạnh trong gia đình. Thay vì tập trung vào những điều như kích thước béo hay gầy, cao hay thấp, thức ăn hay chế độ ăn, cha mẹ hãy để tâm hơn đến sức khỏe và lòng tự trọng của con.
Làm mẫu những thói quen lành mạnh
Thay vì cố gắng dạy trẻ về tầm quan trọng của việc tập thể dục hàng ngày, tốt hơn cha mẹ hãy làm gương cho trẻ về những thói quen lành mạnh như thế. Nó có thể là việc lên kế hoạch cho bữa ăn hay mua sắm cho gia đình. Bạn có thể thảo luận cùng con trẻ và lựa chọn những điều phù hợp với sở thích nhưng vẫn có lợi cho sức khỏe của chúng.
Thay vì cố gắng dạy trẻ về tầm quan trọng của việc tập thể dục hàng ngày, tốt hơn cha mẹ hãy làm gương cho convề những thói quen lành mạnh.Ảnh minh họa: internet |
Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể thảo luận về việc ở độ tuổi nào có thể sử dụng rượu bia. Hãy nắm bắt những cơ hội để có thể dạy trẻ về lượng rượu bia nên tiêu thụ trong kiểm soát. Ngoài ra, phải biết khi nào cần trung thực và khi nào việc nhận quá nhiều thông tin có thể gây hại ở độ tuổi của trẻ.
Những đứa trẻ tự tin có thể cảm nhận được sự ổn định đến từ các giá trị truyền thống của gia đình với những nguyên tắc sống mà cha mẹ đặt ra. Đó là những quy tắc và các hậu quả tương ứng.
Lắng nghe tích cực
Taylor nói rằng, chúng ta thường “lắng nghe để nói chuyện chứ không phải lắng nghe để hiểu và chia sẻ”. Chúng ta có thể nhanh chóng tiếp tục trước cả khi đối phương kết thúc câu chuyện của họ, đưa ra lời khuyên trước khi họ sẵn sàng hoặc chuyển sang chủ đề tiếp theo trước khi chúng ta thực sự thảo luận đầy đủ về vấn đề hiện tại.
Ý thức về việc lắng nghe có thể khó khăn khi tâm trí của chúng ta thường bị cuốn theo vào một danh sách vô tận những công việc phải làm và suy nghĩ về những điều tiếp theo cần làm. Tuy vậy, vì lợi ích của con trẻ, hãy sống chậm lại và dành thời gian lắng nghe nhiều hơn.