Con trai 1 tuổi ngực ướt đẫm và khóc không ngớt, bố mở tã ra xem thì chết lặng người

Khi thấy con trai mình khóc nấc, ngực bị ướt đẫm và trông căng thẳng, người bố đã vội vàng mở tã con ra xem thì không tin nổi vào mắt mình.

Con trai 1 tuổi ngực ướt đẫm và khóc không ngớt, bố mở tã ra xem thì chết lặng người

Một người cha đã phẫn nộ sau khi phát hiện ra chiếc tã của con trai một tuổi của mình bị "nổ tung" - khiến toàn bộ chiếc tã bị bao phủ trong những tinh thể gelatine nguy hiểm.

Hình ảnh cho thấy bé Dov - 23 tháng tuổi khóc nấc trong nhà ở Randwick, vùng ngoại ô phía đông Sydney (Úc) sau khi cha của bé - anh Eran Eitan (36 tuổi) phát hiện ra chiếc tã của con đã nát tươm chỉ sau một đêm.

Anh Eitan đã lên phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ mối quan tâm của mình sau khi tìm thấy những chiếc tã trị giá 30 đô la đã bị tràn ra và rò rỉ lên ngực của con trai mình sau 7 giờ mặc.

Thấy con trai 1 tuổi ngực bị ướt đẫm và khóc không ngớt, bố liền mở tã con ra xem thì chết lặng người - Ảnh 1.

Người cha đã phẫn nộ sau khi phát hiện ra chiếc tã của con trai một tuổi đã bị "nổ tung" - khiến nó bị bao phủ trong các tinh thể gelatine nguy hiểm.

Ông bố hai con này cho biết anh đã là khách hàng trung thành của hãng tã này trong bốn năm, nhưng đây là lần đầu tiên anh mua dòng sản phẩm mới của họ. Anh cho biết: 

"Thật khó chịu khi thấy con tôi như thế này. Chiếc tã như đã nổ tung và những viên tinh thể bắn lên khắp người con khiến thằng bé ướt đẫm ngực và rất căng thẳng. Hoàn toàn không thể chấp nhận được khi con phải trải qua điều này. Ai biết được họ đặt gì trong những viên tinh thể đó?".

Thấy con trai 1 tuổi ngực bị ướt đẫm và khóc không ngớt, bố liền mở tã con ra xem thì chết lặng người - Ảnh 2.

Bé Dov - con trai anh Eran Eitan.

Thấy con trai 1 tuổi ngực bị ướt đẫm và khóc không ngớt, bố liền mở tã con ra xem thì chết lặng người - Ảnh 3.

Anh Eran Eitan cho biết mình là khách hàng trung thành của hãng tã trong bốn năm.

Hiện tại, anh Eitan hy vọng rằng việc làm của mình góp phần đang nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác - những người có thể khiến con cái họ gặp nguy hiểm và công ty phải điều tra vấn đề:

"Khi bạn trả một số tiền lớn, bạn mong đợi một sản phẩm chất lượng - những chiếc tã này được cho là có thể sử dụng trong 12 giờ. Hãng tã nói với tôi rằng các viên tinh thể rất thân thiện với trẻ em và không phải là mối nguy hiểm nhưng lại nói tiếp rằng nếu bé nuốt phải chúng thì hãy đưa đến bệnh viện, rõ ràng có một chút mâu thuẫn.

Bây giờ các bậc cha mẹ khác cũng lên trên phương tiện truyền thông để nói rằng họ đang gặp vấn đề tương tự. Những chiếc bỉm rõ ràng là không cùng chất lượng. Thật khó chịu khi họ không loại bỏ chúng, họ nên lấy chúng ra khỏi kệ để điều tra và giúp cho các bậc cha mẹ khác nhận thức được rủi ro".

Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết khi dùng bỉm cho con: 

Không đóng bỉm quá lâu

Trước tiên, dùng bỉm cả ngày sẽ khiến làn da bé bí bức, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé bị nóng hơn, quấy khóc. Vùng da đóng bỉm suốt cả ngày rất dễ bị hăm, nổi mụn, bị loét. Tình trạng hăm da, nổi mụn kéo dài lâu ngày có thể khiến trẻ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu, trẻ chậm lớn và hay cáu kỉnh, quấy khóc.

Thay bỉm thường xuyên cho trẻ

Trên lý thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong nhiều nhất 4 tiếng. Tuy nhiên, để tốt nhất cho trẻ, trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Điều quan trọng là nên thay bỉm thường xuyên khi bỉm đã đủ thấm ướt và giữ cho vùng da mặc bỉm luôn khô ráo để tránh cho bé bị hăm.

Chọn tã bỉm có thương hiệu, chất lượng

Những sản phẩm tã, bỉm kém chất lượng thường được đóng gói bằng tay và nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Phần lớn tã có khả năng thấm hút kém, chỉ sử dụng sau 1-2 giờ đã có mùi hôi khó chịu gây mẩn đỏ.

Với những loại bỉm cao cấp nhập khẩu đảm bảo chất lượng, thời gian mặc tã kéo dài từ 2 -3 giờ nếu mẹ có trễ hơn thì khả năng thấm hút vẫn đảm bảo khô thoáng cho bé. Đối với loại kém chất lượng, da bé sẽ thường xuyên bị ẩm rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biêt, đối với các bé gái bộ phận sinh dục của bé gái thấp và nằm sâu ở bên trong nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Chọn bỉm đúng kích cỡ

Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào: lứa tuổi, kích cỡ, cơ địa. Do đó, khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ. Khi mặc bỉm size lớn, bỉm sẽ không ôm khít được háng bé khiến cho nước tiểu có thể tràn ra ngoài.

Còn nếu mặc bỉm size nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái và khó chịu. Vì vậy, để tiện lợi và an toàn nhất cho trẻ, mẹ nên chọn loại theo đúng lứa tuổi, cân nặng của trẻ.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cuộc chiến bị đảo lộn

GD&TĐ - Năm 2024 đã chứng kiến nhiệt độ trung bình trên Trái đất cao nhất trong lịch sử nhân loại, khiến hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan hơn.