Con tôi sẽ học nghề để vào đời

Con tôi sẽ học nghề để vào đời
gdfg
Học nghề (ảnh mang tính minh họa)

Trong thời gian này cả gia đình đang định hướng cho cháu đăng kí dự thi vào một trường đại học nào đó, đặc biệt là những trường sau khi đào tạo dễ tìm việc và có thu nhập cao. Tôi thì muốn cho con vào Bách khoa, còn mẹ cháu lại thích cháu thi vào trường sư phạm chuyên ngành Toán học.

Nhưng dường như những ý kiến của chúng tôi cháu tỏ ra không hài lòng và có những biểu hiện phản ứng quyết liệt. Cháu là đứa học khá, mấy năm liền cháu đều đạt thành tích tốt trong học tập, đặc biệt là Toán- Lí – Hóa thì trội hơn so với các môn học khác, nếu thi vào đại học với mức điểm 20-22 điểm cháu hoàn toàn có thể đỗ. Nhưng cháu vẫn kiên quyết sẽ đăng kí dự thi vào trường cao đẳng tài nguyên và môi trường ở Đồng Nai.

Ý kiến của cháu lúc đầu tôi và mẹ cháu thực sự không hài lòng, thậm chí còn mắng cháu vì chỉ "chọn nghề theo cá nhân" mà không phục tùng ý kiến của cha mẹ. Thậm chí họ hàng bên nội, bên ngoại đều tỏ ra thất vọng với cách chọn nghề của cháu, muốn cho cháu con rạng rỡ họ hàng. Tuy nhiên khi chúng tôi được các thầy cô giáo ở trường phân tích và định hướng, tư vấn hướng nghiệp thì sự lựa chọn của cháu là hoàn toàn hợp lí và chấp nhận được.

Từ những năng khiếu bẩm sinh

Ngay từ khi còn bé con tôi luôn tìm tòi khám phá thậm chí cháu sáng tạo ra rất nhiều phương tiện được thực hiện bằng các thiết bị điện. Ở nhà trường các thầy cô giáo đánh giá rất cao về khả năng sáng tạo của cháu, tuy nhiên do điều kiện và thời gian các "công trình" của cháu chủ yếu dừng lại ở các mô hình mà khó có điều kiện ứng dụng và chế tạo thành công. Tuy nhiên một điều đặc biệt cháu tỏ ra rất có năng khiếu về vấn đề sửa chữa các dụng cụ điện. Gia đình tôi mỗi lần có sự cố về điện cháu đều tự sửa chữa khá tốt, thậm chí những chiếc ti vi, tủ lạnh cháu cũng tháo tung để sửa chữa và chất lượng khá tốt.

Thầy giáo của cháu nói "nếu như cháu thích công việc này gia đình nên để cháu lựa chọn theo năng khiếu, có thể một trường nghề nào đó không nhất thiết là đại học, vì vào đại học đâu phải là con đường duy nhất. Hơn nữa sức khỏe của cháu có hạn, không cho phép để có thể học đại học trong suốt 4-6 năm". Ý kiến của thầy giáo tôi nhận thấy quan điểm của cha mẹ đôi lúc vẫn mang tính ép buộc mà không tôn trọng nguyện vọng của con mình, cháu chỉ muốn vào đời theo năng khiếu, sở trường vốn có.

Lời khuyên cho phụ huynh


Chọn trường để thi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định cuộc đời của mỗi con người. Vì thế, ngay từ những ngày này những bậc phụ huynh hãy là điểm tựa tinh thần, giúp cho con mình những lựa chọn phù hợp. Đại học không phải là con đường duy nhất cho sự thành công. Cần tôn trọng ý kiến của các em, hãy xem xét con mình có những năng khiếu phù hợp với năng lực và cùng với sức khỏe để có thể lựa chọn cho mình một ngành đào tạo phù hợp, nhanh chóng kiếm được việc làm và đặc biệt đem lại niềm yêu thích chính ngành nghề đã chọn.

Các bậc phụ huynh cùng nhà trường giúp các em chọn nghề, tránh quá kì vọng thành thất vọng ở mỗi gia đình và bản thân học sinh.

Nguyễn Văn Công

(Trường sĩ quan Lục quân 2)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.