Con người sẽ đạt được sự bất tử trong 7 năm nữa?

GD&TĐ - Nhà tương lai học Mỹ Ray Kurzweil cho rằng con người sẽ đạt được sự bất tử vào năm 2030 nhờ vào tiến bộ vượt bậc của khoa học.

(Ảnh: Agsandrew/iStock).
(Ảnh: Agsandrew/iStock).

Không thể phủ nhận rằng chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng. Những phát minh mới đang diễn ra trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và công nghệ nano.

Chỉ trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc của khoa học, đưa chúng ta đến gần hơn với một thế giới nơi cuộc sống tràn ngập AI ở khắp mọi nơi.

Đặc biệt, con người được cho là có thể đạt được sự bất tử vào năm 2030.

Trong 7 năm nữa, con người có thể sống vô thời hạn, theo ông Ray Kurzweil, một nhà tương lai học có bề dày thành tích về những dự đoán chính xác. Ông tin rằng với những tiến bộ về công nghệ về di truyền học, người máy và công nghệ nano như hiện nay, chúng ta sẽ sớm có nanobot chạy trong huyết quản của mình.

Nanobots là những robot siêu nhỏ, rộng 50-100 nm, thực hiện các nhiệm vụ trong y học lâm sàng. Chúng được sử dụng trong nghiên cứu làm đầu dò DNA, ghi hình ảnh tế bào và phương tiện vận chuyển dành riêng cho tế bào.

Ông Kurzweil cho rằng nanobot là tương lai của y học. Chúng sẽ có thể sửa chữa cơ thể chúng ta ở cấp độ tế bào, khiến chúng ta miễn nhiễm với bệnh tật, lão hóa và cuối cùng là cái chết. Ông cũng tin rằng con người có thể tải ý thức của mình lên dạng kỹ thuật số để đạt được sự bất tử.

Trong một cuộc phỏng vấn với PBS News vào năm 2016, Kurzweil cho biết, chúng ta sẽ có thể vượt qua bệnh tật và lão hóa.

Ray Kurzweil nổi tiếng với việc đưa ra những dự đoán đã trở thành sự thật. Năm 1990, ông dự đoán chính xác máy tính sẽ đánh bại con người trong môn cờ vua vào năm 2000, sự phát triển của internet và sự chuyển đổi sang công nghệ không dây nhiều hơn.

Tuy nhiên dự đoán nổi tiếng nhất của ông đó là chúng ta sẽ đạt đến điểm kỳ dị vào năm 2045. Điểm kỳ dị là thời điểm mà trí thông minh của máy móc trở nên ngang bằng hoặc vượt qua trí thông minh của con người. Thậm chí ông đã viết một cuốn sách về vấn đề này.

Khi AI trở nên phổ biến hơn, khả năng đó không thể bị loại bỏ.

Hãy nhìn Neuralink đang gây nhiều tranh cãi. Đó là những con chip não mà các nhà khoa học và kỹ sư của doanh nhân - tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phát triển. Con chip này sẽ giúp người khuyết tật di chuyển, giao tiếp và phục hồi thị lực. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Mỹ đã từ chối cho phép thử nghiệm Neuralink trên người.

Theo IE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.