Kiêu ngạo – con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại
Người kiêu ngạo thường buông lỏng cảnh giác, do đó tai vạ cũng thường từ đó mà ra. Có thể hiểu rằng kiêu ngạo vốn là con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại. Cũng bởi vậy mà cổ nhân Trung Hoa xưa mới có câu: "Kẻ tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời khôn lẽ phải nữa".
Những người kiêu căng ắt sẽ không tha thứ lỗi lầm của người khác, và càng khó để xử lý ổn các mối quan hệ quanh mình.
Bàn về thói kiêu ngạo trong tính cách của nhiều người, đại văn hào Shakespeare cũng đã từng đúc rút ra chân lý:
"Một người kiêu ngạo thường có kết quả là tự hủy diệt bản thân trong sự kiêu ngạo của chính mình".
Cho nên trong quan niệm của Tăng Quốc Phiên, lòng kiêu ngạo chính là một "đại hung đức". Vì vậy mà ông vẫn thường cho rằng:
"Xưa nay, người tầm thường mà bại hoại, đều là vì tính "lười"; người tài giỏi mà bại hoại, đều là vì tính kiêu".
Những người này thường có vẻ ngoài hiền hòa, nhưng khi gặp khó khăn cũng là lúc họ dễ thoái lui.
Bản chất của những người thích đóng vai "nạn nhân" là không có sự chủ động, không biết nắm bắt cơ hội để học hỏi và phát triển mà luôn dựa dẫm vào người khác. Và khi họ bị lùi lại, họ sẽ cảm thấy như mình bị cô lập, bị tách biệt trong khi chính họ là người làm cho mọi thứ rối tung lên.
Người hay xin lỗi
Đây là kiểu người thiếu tự tin vào bản thân. Họ sợ bị chỉ trích, sợ thất bại nên họ coi lời xin lỗi là lá chắn vững chắc dành cho mình.
Ban đầu, họ xin lỗi vì muốn tạo ra một lá chắn thể hiện sự cầu tiến giả tạo (trong khi thực chất là họ đang sợ hãi) còn về sau là họ muốn thể hiện sự khiêm tốn thái quá (nếu công việc thành công) hoặc sự tránh né trách nhiệm (nếu công việc thất bại).
Những người như thế, thường ít khi có thể bảo vệ được chính kiến của mình trước đám đông và không dễ để thành công đâu.