Con gái có dáng đi khác lạ, mẹ chủ quan không đi khám khiến hậu quả không ngờ

Trẻ em hiện nay, việc áp lực học tập lớn, ngồi học trong thời gian dài, cũng có nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm, tiêu biểu là bệnh vẹo cột sống như trường hợp của cô gái Tiểu Văn (TQ) trong cậu chuyện dưới đây.

Con gái có dáng đi khác lạ, mẹ chủ quan không đi khám khiến hậu quả không ngờ

Cô bé 15 tuổi bị vẹo cột sống do chủ quan của mẹ

Cô gái Tiểu Văn năm nay 15 tuổi, sống ở Hoài An (Giang Tô, Trung Quốc), ở trong mắt bạn bè cô bé được gọi là “con nhà người ta”, bởi Tiểu Văn có tính cách vui vẻ, thích học hỏi, thành tích học tập đáng nể, luôn nằm trong top 10 của lớp.

Tuy nhiên, sự vất vả đằng sau đó của Tiểu Văn chỉ có mẹ cô bé mới biết.

Mẹ Tiểu Văn chia sẻ: “Tiểu Văn bị áp lực học hành rất lớn, mỗi ngày phải làm bài tập đến 11 giờ đêm, sáng 5 giờ dậy”.

Mọi thứ trước mắt dường như đều rất bình thường, chỉ đến khi cách đây hơn 1 năm, không ít bạn bè nhắc nhở Tiểu Văn rằng dáng đi của cô bé có vẻ kỳ lạ, từ sau lần đó xem xét tỉ mỉ thấy phần mông của Tiểu Văn có chút bị lệch, hai bả vai cũng không cân xứng.

 Cột sống của Tiểu Văn đã cong 60 độ (Ảnh minh họa)

Cột sống của Tiểu Văn đã cong 60 độ (Ảnh minh họa).

Tiểu Văn đã nói với mẹ về việc này, nhưng mẹ cô bé cũng không quan tâm quá nhiều, chỉ đến khi cho cô con gái tắm, mới phát hiện cột sống của con gái không bình thường, có chút cong. Bởi vì, Tiểu văn không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đau đớn, lại cộng với việc áp lực học hành, sợ làm lỡ bài vở, nên cha mẹ vẫn trì hoãn không cho con đi khám.

Đợi đến hơn 1 năm, khi Tiểu Văn thuận lợi vượt qua bài thi chuyển cấp, mẹ mới nghĩ đến việc đưa con gái đến bệnh viện khám, nhưng tiếc là lúc này xương cột sống của Tiểu Văn đã thành hình chữ S, sau khi đo thì cột sống cong 60 độ, thuộc vào loại biến dạng nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật điểu trị.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẹo cột sống của trẻ nhỏ là gì?

Bác sĩ Lã Cẩm Du, trưởng Khoa Chỉnh hình của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô cho biết: “Vẹo cột sống tự phát chủ yếu là ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là những bé gái.".

Mặc dù trước mắt nguyên nhân gây vẹo cột sống tự phát chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu khoa học xem xét bệnh có liên quan chủ yếu đến gien, sự tăng trưởng và phát triển mất cân bằng, estrogen và các yếu tố khác.

 Trẻ ngồi học không đúng tư thế cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến vẹo cột sống.

Trẻ ngồi học không đúng tư thế cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến vẹo cột sống.

Bác sĩ Lã Cẩm Du nói, lý do bệnh luôn khởi phát ở những trẻ nhỏ theo quan sát lâm sàng cho thấy, có thể là có liên quan đến đặc điểm phát triển sinh lý và áp lực học tập.

Trẻ em phải đối mặt với vô số bài tập và thời gian ngồi học quá nhiều, một khi ngồi không đúng tư thế, sẽ dẫn đến cứng cơ ở một bên cột sống, cộng với việc thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển tốc độ nhanh, rất dễ dấn đến vẹo cột sống .

Nếu trẻ vận động nhiều, sẽ khiến cơ 2 bên cột sống phát triển cân bằng, ngay cả khi cột sống hơi cong, nó sẽ được điều chỉnh, bằng không tình trạng vẹo cột sống sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

“Tỉ lệ nam nữ phát bệnh là 1:3, trẻ gái bị bệnh nhiều hơn, chủ yếu là vì bé gái tương đối nhẹ nhàng, so với các bạn nam vận động tương đối ít, ngoài ra cũng có thể liên quan đến estrogen.

Tuy nhiên, bệnh vẹo cột sống không khó nhận thấy, chỉ cần cha mẹ bình thường quan tâm nhiều hơn đến con trẻ, thì đối với những bất thường ở trẻ, sẽ kịp thời phát hiện ra”. Bác sĩ Lã Cẩm Du nói.

Làm thế nào để biết trẻ bị vẹo cột sống?

 Phương pháp kiểm trta vẹo cột sống chính xác

Phương pháp kiểm trta vẹo cột sống chính xác.

Nếu vai và xương chậu của trẻ không cân bằng khi đi bộ, thì phải cân nhắc xem đứa trẻ có bị vẹo cột sống hay không. Nếu vẫn không chắc chắn, có thể làm một hành động đơn giản dưới đây có thể chuẩn đoán chính xác.

“Cho trẻ đứng thẳng, hai chân song song sát nhau, rồi để trẻ cúi xuống từ từ, đầu gối thẳng. Với tư thế này, người lớn có thể quan sát sự cân đối của hai vai, nếu một vai nhô lên cao cho thấy có sự bất thường cột sống, nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để được theo dõi, xử lý. Một khi đã phát hiện trẻ bị cong cột sống, cần phải được điều trị sớm", bác sĩ Lã Cẩm Du nói.

Khi mức độ cong trong vòng khoảng 40 độ, nếu ở trẻ đang phát triển sẽ dùng phương pháp "nẹp tăng trưởng". Với phương pháp nẹp tăng trưởng, bác sĩ sẽ can thiệp giãn nẹp 6 - 9 tháng một lần theo nhịp độ phát triển chiều cao của trẻ đến khi trưởng thành, hết vẹo cột sống. Nếu mức độ cong lớn hơn 40 độ, cần phải có can thiệp của phẫu thuật.

Theo Giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ