Cơ quan chủ quản về dạy nghề bảo đảm tính hệ thống, hiệu quả

Cơ quan chủ quản về dạy nghề bảo đảm tính hệ thống, hiệu quả
Học sinh nghề điện Trường trung cấp Nghề kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng
Học sinh nghề điện Trường trung cấp Nghề kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng

Nội dung chất vấn:

1. Nguyên nhân không đạt chỉ tiêu tốc độ tăng tuyển mới đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2009. Qua đó Chính phủ có giải pháp quan trọng nào nhằm tuyển đủ chỉ tiêu năm 2010, nhằm góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước đạt 40% vào năm 2010 theo kế hoạch đã định?

2. Hiện nay chúng ta đang tồn tại song song hai hệ đào tạo (trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp) thuộc quản lý nhà nước của hai Bộ khác nhau. Thực tiễn đó nẩy sinh không ít khó khăn bất cập từ việc hoạch định chính sách đến việc triển khai thực hiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực như nhiều nghề có cùng chương trình, mục tiêu đào tạo, trong khi không có chương trình liên thông giữa hai hệ (cả chiều dọc và chiều ngang).

Đề nghị Chính phủ cho biết giải pháp khắc phục và lộ trình thực hiện (có ý kiến cho rằng nên hợp nhất hai hệ đào tạo và đưa về một đầu mối quản lý chung).

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

1. Về chất lượng nguồn nhân lực

1.1. Năm 2009 chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng được Quốc hội giao tăng 11,4% so với năm 2008; chỉ tiêu tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp tăng 15,6% so với năm 2008. Thực tế chỉ tiêu đại học, cao đẳng đó tuyển được 481.866 sinh viên, tăng 9,7% so với năm 2008 (439.064 sinh viờn), chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp tuyển được 320.716 học sinh, giảm 2,1% so với năm 2008 (327.657 học sinh).

1.2. Nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu tốc độ tăng tuyển mới:

Tuyển sinh đại học 4 năm qua, kết quả như sau:

2006

2007

2008

2009

Tổng cộng 4 năm

Chỉ tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh ĐH,CĐ

(a)

268.389

366.660

427.105

502.461

1.564.615

Tuyển sinh thực tế (b)

284.979

354.194

439.064

481.866

1.560.103

b/a

106,3%

96,6%

102,8%

95,9%

99,71%

Như vậy, tỉ lệ tuyển sinh đại học, cao đẳng thực tế so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (do Chính phủ trình Quốc hội) 4 năm qua theo xu hướng: Vượt chỉ tiêu (2006), không đạt chỉ tiêu (2007), vượt chỉ tiêu (2008), không đạt chỉ tiêu (2009), và tổng tuyển sinh 4 năm so với tổng chỉ tiêu 4 năm đạt 99,71%. Trong điều kiện kinh tế thị trường, phương pháp dự báo còn hạn chế, thì việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng qua 4 năm có thể đánh giá chung là đạt yêu cầu.

Từ năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã duyệt chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở xem xét khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở nào tuyển vượt chỉ tiêu của năm trước, có số giảng viên trên sinh viên quá đông và có kết quả tuyển sinh thấp năm trước sẽ bị trừ hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh.

Kết quả tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp 4 năm qua như sau:

2006

2007

2008

2009

Tổng cộng 4 năm

Chỉ tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh TCCN

(a)

334.975

368.546

424.207

460.799

1.220.970

Tuyển sinh thực tế (b)

284.394

288.203

327.657

320.716

1.110.500

b/a

84,9%

78,2%

77,24%

69,6%

76,86%

Như vậy, tỷ lệ tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp thực tế so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt 4 năm qua theo xu hướng: tất cả các năm đều không đạt chỉ tiêu, năm sau tỉ lệ đạt thấp hơn năm trước, mức không đạt so với chỉ tiêu là khá cao: năm 2006 hụt 15%; năm 2009 hụt 29%.

Việc học sinh tốt nghiệp THPT hoặc THCS không thi được vào đại học, cao đẳng chọn học TCCN hay không còn phụ thuộc vào khả năng học các trường nghề.

Trước năm 2007, chỉ có trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn. Từ năm 2007 mở thêm hệ cao đẳng nghề, mà không thi đầu vào, chỉ xét tuyển trong khi hệ cao đẳng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí phải thi tuyển quốc gia, nên một tỉ lệ học sinh không đậu cao đẳng, hoặc không thi cao đẳng đó chọn con đường vào cao đẳng nghề mà không học TCCN. Mặt khác, học trung cấp nghề thì liên thông cao đẳng nghề sau này dễ hơn, nên một bộ phận học sinh sẽ không chọn TCCN mà chọn trung cấp nghề.

Trong khi quy mô học sinh lớp 12 cả nước các năm qua không tăng mà giảm (năm học 2006-2007 có 929.403 học sinh lớp 12, năm học 2007-2008 có 910.406, năm học 2008-2009 có 887.256 học sinh), do tỉ lệ tăng dân số 15 năm qua giảm dần (năm 1995: tỉ lệ tăng dân số là 1,65%; năm 2000 là 1,35%, năm 2005 là 1,17%; năm 2009 là 1,06%), nếu chỉ tiêu tuyển sinh đại học tăng liên tục với tốc độ cao (10-12%/năm), chỉ tiêu tuyển sinh TCCN cũng tăng liên tục với tốc độ cao (15-17%/năm) và chỉ tiêu tuyển sinh học nghề cũng tăng liên tục và cao (15-18%/năm) thì sẽ có nguy cơ, sau một số năm, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ, TTCN, trung cấp nghề và cao đẳng nghề sẽ vượt nguồn tuyển sinh là số học sinh tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp THCS. Và thực tế điều này đó xảy ra: 

2006

2007

2008

2009

Tổng chi tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, TC nghề, dạy nghề dài hạn

(a)

863.364

1.040.706

1.109.312

1.150.260

Tổng số học sinh tốt nghiệp THPT

(b)

972.592

800.123

910.705

819.044

Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS mà không vào lớp 10

(c)

409.760

354.399

281.419

238.981

Tổng số nguồn tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, TC nghề, dạy nghề dài hạn

(d)

1.382.352

1.154.522

1.195.124

1.058.025

Tỷ lệ chỉ tiêu (a) so với nguồn tuyển (d)

62,5%

90,1%

92,8%

108,7%

Tức là, năm 2009, tổng chỉ tiêu tuyển của các hệ đào tạo dài hạn từ TCCN, TC nghề trở lên đó vượt nguồn tuyển của năm đó. Tức là năm 2009, khó có khả năng tất cả các chỉ tiêu tuyển sinh cho ĐH, CĐ, TCCN, và CĐ nghề cùng một lúc đều đạt.

Như vậy, có thể thấy 3 nguyên nhân làm cho tuyển sinh học nghề các năm qua không đạt chỉ tiêu là:

1) Công tác lập kế hoạch còn chưa tốt, chưa đảm bảo sự đồng bộ giữa sự tăng dân số, tăng nguồn tuyển sinh và các chỉ tiêu tuyển sinh.

2) Sự tồn tại đồng thời hệ TCCN và trung cấp nghề, cao đẳng nghề tạo ra yếu tố tâm lý không thích học TCCN.

3) Đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn 2002-2008 cho TCCN rất thấp so với đầu tư cho trung cấp nghề và cao đẳng nghề (năm 2002 chi từ Chương trình mục tiêu quốc gia cho TCCN là 25 tỷ đồng, năm 2008 là 50 tỷ đồng; còn chi cho dạy nghề năm 2002 là 110 tỷ đống và năm 2008 là 1.000 tỷ đồng).

Để khắc phục các hạn chế bất cập trên cần:

1) Nâng cao chất lượng công tác dự báo và lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, thực hiện cơ chế phối hợp chính thức, chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ kế hoạch và Đầu tư trong việc đưa ra các chỉ tiêu tuyển sinh các bậc học để trình Chính phủ và Quốc hội.

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thành lập các trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo. Các bộ đã thành lập 2 Trung tâm và 2 đơn vị đã triển khai công việc. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội, yêu cầu các Bộ, ngành, các tỉnh triển khai lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành mình, địa phương mình. Dự kiến tháng 11/2010 sẽ hoàn thành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2015. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các chỉ tiêu tuyển sinh các bậc học cho giáo dục sắp tới.

2) Hai bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo và  Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần chuẩn bị để Chính phủ có phiên họp chuyên đề về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có việc xác định cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề sao cho đảm bảo tính hệ thống, hiệu quả của việc đào tạo nghề nghiệp các trình độ.

3) Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề cần tiếp tục triển khai quyết liệt chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Chính phủ để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề nghiệp, phục vụ thiết thực sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của cả nước.

4) Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp cần tăng cường đầu tư để nâng cấp các trường hiện có và xây dựng một số trường đạt trình độ suất xắc.

5) Hai bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo và  Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các văn bản và nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện đào tạo liên thông giữa hệ trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng,  trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

2. Về việc đang tồn tại song song hai hệ đào tạo (trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp) thuộc quản lý nhà nước của hai Bộ khác nhau

Hiện nay, hệ đào tạo trung cấp nghề thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ đã có một số cuộc họp bàn về việc liên thông giữa trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, xây dựng cơ chế công nhận kết quả học tập để miễn trừ phải học lại khi liên thông giữa 2 chương trình thuộc trình độ trung cấp. Qua thực tiễn, học sinh học trung cấp nghề không có nhu cầu liên thông để học trung cấp chuyên nghiệp và ngược lại.

Theo quy định của Chính phủ hiện nay, việc quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung được giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý nhà nước về dạy nghề được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vừa qua, cũng đã xuất hiện một số bất hợp lý trong việc tổ chức quản lý và đào tạo nghề nghiệp khi có 2 Bộ phụ trách 2 lĩnh vực liên quan chặt chẽ tới nhau. Khi tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011, Chính phủ sẽ có đủ điều kiện để xem xét việc tổ chức quản lý đào tạo nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất

Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.