Có nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe?

GD&TĐ - Giấc ngủ được ví như “liều thuốc bổ” mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng/ngày không?

Có nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe?

Ngủ bao nhiêu tiếng là hợp lý nhất?

Vì sao thuyết ngủ 8 tiếng lại xuất hiện? Khẩu hiệu lúc đó là “8 giờ làm việc, 8 giờ giải trí và 8 giờ ngủ". Quan điểm này không được xây dựng dựa trên sức khỏe thể chất của con người mà căn cứ vào số giờ làm việc là 8 giờ/ngày.

Với sự tiến bộ của khoa học, lý thuyết về giấc ngủ 8 tiếng/ngày đã bị xem xét lại rất nhiều, nhiều nghiên cứu cho rằng thời gian ngủ của mỗi người là khác nhau và không phải ai cũng cần ngủ đủ 8 giờ mà tối ưu là 7 giờ.

Dữ liệu từ một nghiên cứu trên 320.000 người trưởng thành châu Á trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm có thể đủ giảm thiểu tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch và các nguyên nhân khác.

Ngược lại, không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Vì vậy, mọi người, đặc biệt là những người trên 60 tuổi nên duy trì thời gian ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày.

Thời gian ngủ của các nhóm tuổi

Tuy nhiên, thời gian ngủ của các nhóm người khác nhau không thể chỉ là một cho tất cả. Theo khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, thời gian ngủ trung bình của các nhóm tuổi khác nhau như sau:

Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi ngủ 8-10 tiếng mỗi ngày;

Người lớn từ 18-64 tuổi ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày;

Người già trên 65 tuổi nên ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Thời điểm đi ngủ tốt nhất

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford ở Vương quốc Anh cho biết thời gian ngủ thích hợp nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ là lúc 10h đêm và thức dậy lúc 5 - 6h sáng.

Sau 22 giờ là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được giảm hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn, bởi lúc đó lượng hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản xuất hormone melatonin gây ngủ để giấc ngủ đến dễ dàng.

Đây cũng là thời điểm tốt nhất để cơ thể cần có giấc ngủ say, điều này sẽ giúp các chức năng được phục hồi để làm việc tốt hơn trong ngày hôm sau.

Cách đảm bảo thời lượng ngủ và có giấc ngủ ngon

Bác sĩ tâm thần Xu Yixiao tại Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Trung Quốc, đưa ra 3 gợi ý:

Đầu tiên là duy trì lịch làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, để cơ thể hình thành thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ và thức giấc đúng giờ, tuân theo đồng hồ sinh học của chính mình.

Thứ hai là tạo môi trường ngủ tốt, môi trường ngủ tối, nhiệt độ thích hợp, đồng thời chọn chiều cao gối phù hợp, độ dày chăn phù hợp, chú ý giữ môi trường xung quanh yên tĩnh nhất có thể. Môi trường quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cuối cùng, bạn nên hình thành thói quen tập thể dục, tập thể dục phù hợp mỗi ngày, tập thể dục có thể làm mỏi cơ, ức chế sự tiết chất kích thích trong não, giúp con người chìm vào giấc ngủ trong trạng thái mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Theo aboluowang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.