Có nên tấn công tàu chiến bằng tên lửa phòng không SM-6 trị giá... 17 triệu USD?

GD&TĐ - Tên lửa phòng không SM-6 có thể được sử dụng làm tên lửa chống hạm từ tổ hợp Typhon, nhưng liệu lựa chọn này có khả thi?

Có nên tấn công tàu chiến bằng tên lửa phòng không SM-6 trị giá... 17 triệu USD?

Tên lửa phòng không SM-6 của Mỹ sở hữu tầm bắn xa và có thể được triển khai từ bệ phóng phức hợp Typhon.

Hơn nữa, Tập đoàn Raytheon đã kết hợp một radar mới cho Patriot với tên lửa tầm xa SM-6, và điều này thực sự tuyệt vời.

Nghĩa là trong trường hợp trên, chúng ta đang nói về một loại vũ khí phòng không đặc biệt mạnh mẽ và tầm xa, tuy nhiên giá trị của một tên lửa phòng không với tầm bắn 370 km ước tính lên tới 17 triệu đô la.

Do vậy trong bối cảnh này, một câu hỏi hợp lý được đặt ra đó là việc bắn những quả đạn như vậy vào các mục tiêu trên biển có thực sự cần thiết hay không?

Theo cổng thông tin Defense One, Lực lượng vũ trang Mỹ và Australia đã tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Talisman Sabre 2025, trong đó các lính tên lửa Mỹ thực hành bắn vào mục tiêu mặt nước từ tổ hợp Typhon tại một trong những thao trường của Australia.

Tên lửa phòng không SM-6 được sử dụng làm vũ khí hủy diệt, bắn từ cự ly 166 km, mục tiêu đã bị phá hủy thành công. Mục tiêu chung của các đợt bắn thử nghiệm này là "kiểm tra phương tiện hủy diệt, cảm biến và hệ thống điều khiển", trong bối cảnh Quân đội Mỹ tiếp tục đánh giá việc sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau làm vũ khí chống hạm tùy biến.

Các nhà phân tích của tờ Defense One lưu ý rằng phía Hoa Kỳ muốn tích hợp một tên lửa mới vào tổ hợp Typhon, kích thước nhỏ hơn SM-6 và có thể bao gồm chức năng dẫn đường bán tự động.

Tuy nhiên câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về việc khi nào một tên lửa như vậy sẽ được chế tạo và đưa vào biên chế chiến đấu.

4ee68809ebe49dc5.jpg
Bắn tên lửa phòng không SM-6 từ bệ phóng Typhon vào mục tiêu trên biển trong cuộc tập trận Talisman Sabre 2025.

Cần nhấn mạnh rằng chỉ số giá thành của tên lửa SM-6 lên tới 17 triệu đô la, xuất phát từ hợp đồng với Hàn Quốc, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt việc cung cấp 38 tên lửa loại này cùng các khí tài liên quan, với tổng giá trị 650 triệu đô la vào tháng 11 năm 2023.

Cần nhắc lại, Quân đội Mỹ lần đầu tiên thực hành bắn trúng mục tiêu trên biển bằng tên lửa SM-6 vào năm 2016, nghĩa là họ cần phải "ứng biến" với vũ khí trên để chống hạm.

Tuy nhiên trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu việc bắn tên lửa phòng không vào tàu chiến địch, trong khi SM-6 hiện đang là một loại vũ khí khan hiếm trên thị trường toàn cầu, có thực sự cần thiết hay không, khi họ có trong tay những loại tên lửa chống hạm thực thụ với giá thành rẻ hơn nhiều?

Các đặc điểm cơ bản của tên lửa SM-6 bao gồm trọng lượng phóng 1,5 tấn, bao gồm cả đầu đạn 125 kg thuộc loại nổ mạnh hoặc động năng, hệ thống dẫn đường kết hợp giữa quán tính và đầu dò radar ở giai đoạn cuối của hành trình bay. Chiều dài thân tên lửa là 6,5 mét, tốc độ tối đa trên 3,5 Mach.

Theo Defense One

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ