Có một bệnh lí cảm thấy đau tê tái gọi là “chuột rút”! Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể

GD&TĐ - Chuột rút đau như kim châm dao cắt, cảm giác đau như này chắc hẳn ai cũng trải qua rồi: chạy, bơi, thậm chí ngủ, nó đều không buông tha cho bạn. Ngoài cơn đau khi ấy, còn vì mấy phút bị chuột rút, mà cơ bắp cả ngày không thấy thoải mái lại có cảm giác đau.

Có một bệnh lí cảm thấy đau tê tái gọi là “chuột rút”! Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể

Dưới đây là 8 loại chuột rút và hướng dẫn cách xử lý chúng

Chuột rút, đông y gọi là co thắt cơ, thường bị ở ngón tay, ngón chân, cẳng chân. Nhân tố gây ra chuột rút bao gồm điện tích cơ thể không cân bằng, vận động quá độ, phản ứng thuốc v.v… Khi bị chuột rút, mọi người thường xoa, bóp, ấn để giảm đau, nhưng như vậy chỉ có tác dụng lưu thông máu tạm thời, mà không có cách làm mềm cơ, có thể dẫn đến đau về sau.

Khi bị chuột rút, phải xem nó xảy ra ở vị trí nào mới có biện pháp xử lí hiệu quả.

1. Ngón tay

Nắm bàn tay, sau đó dùng lực co chặt, lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi khỏi.

2. Bàn tay

Ngón tay nắm chặt bàn tay, hướng ra ngoài, dùng lực bẻ ra trước, làm nhiều lần đến khi hồi phục. Cũng có thể dùng tay còn lại nắm vào tay bị chuột rút, dùng lực bẻ ra sau đến khi khỏi.

3. Cánh tay

Gập khủy tay, đặt tay trước sát cánh tay, dùng lực dãn thẳng, làm liên tục tới khi bình thường.

4. Cơ bụng

Nằm thẳng hoặc lấy tường làm chỗ vận động phần lưng, có thể kéo dãn cơ bụng, làm lại nhiều lần là được.

5. Hông

Đàn ông khi bị bất ngờ hoặc căng thẳng, dễ bị chuột rút phần hông, nên để hai chân tách ra quỳ sâu, khi quỳ cố gắng giơ cao hai tay lên trên , lặp đi lặp lại là được.

6. Đùi

Gập gối, đặt trước ngực, hai tay ôm lấy cẳng chân, dùng lực ấn nhiều lần, sau đó duỗi thẳng chân, như vậy nhiều lần là được.

7. Bắp chân

Chuột rút bắp chân dùng tay nắm bàn chân, dùng lực bẻ ra sau, tay còn lại ép xuống đầu gối, giữ chân thẳng, làm đi làm lại đến khi hồi phục.

Hằng ngày, bắp chân là nơi hay bị chuột rút nhất, nếu như trẻ bị chuột rút, rất có khả năng là thiếu canxi, có thể bổ sung canxi cho trẻ.

Nếu là người thanh niên, có thể do gần đây hoạt động quá độ, do đó nên nghỉ ngơi, massage thả lỏng cơ.

8. Bàn chân

Thẳng chân, dùng bàn chân của chân bị chuột rút chống lên gót chân còn lại, nhấc chân không bị chuột rút lên, cố gắng kéo ra sau, cũng có thể dùng tay nắm chặt chân bị chuột rút, dùng lực kéo về hướng ngược lại.

Một số lưu ý đối với người hay bị chuột rút chân

– Massage trước khi đi ngủ chống chuột rút. Người hay bị chuột rút, mỗi ngày trước khi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm 5 – 10 phút.

Ngâm chân sâu một tí, nước nhiều một chút, tốt nhất gần đầu gối. Sau đó lau khô, đổ rượu trắng đã làm ấm lên bàn tay, massage chỗ hay bị chuột rút vài phút, cần dùng một lực nhất định, masage đến khi da hồng lên, sẽ có tác dụng phòng chuột rút.

– Bổ sung vitamin E có thể giảm chuột rút. Vitamin E ổn định bó cơ, giảm hưng phấn, giảm tính tự phát, từ đó dùng để điều trị co cơ. Người bị chuột rút, có thể uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc dùng thực phẩm chứ vitamin E như dầu lạc, dầu đậu, dầu gạo, dầu óc chó, mạch nha v.v…

Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau:

– Giữ ấm không để bị lạnh;

– Ngủ đúng tư thế;

– Đi bộ hoặc vận động thời gian không quá dài;

– Thể dục thể thao vừa phải;

– Bổ sung canxi.

Theo phunudoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ