Cơ hội từ 'thư viện treo'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ba năm trước, Abigail Babatunde cảm thấy khó đọc sách giáo khoa ở trường và luôn cần sự giúp đỡ của giáo viên để phát âm những từ khó.

Một trong những điều phối viên của sáng kiến 'Thư viện treo' thăm một trường học ở Lagos sau khi lắp đặt thư viện. Ảnh: Al Jazeera
Một trong những điều phối viên của sáng kiến 'Thư viện treo' thăm một trường học ở Lagos sau khi lắp đặt thư viện. Ảnh: Al Jazeera

Ba năm trước, Abigail Babatunde cảm thấy khó đọc sách giáo khoa ở trường và luôn cần sự giúp đỡ của giáo viên để phát âm những từ khó. Tuy nhiên, bây giờ, nữ sinh 11 tuổi đang học tại trường công lập vùng ngoại ô Ejigbo (Nigeria) có thể đọc ở nhà mà không cần sự trợ giúp.

Theo giáo viên chủ nhiệm Eniola Akanbi của Babatunde, cô bé khá tích cực hơn trong lớp, thường hào hứng khi được yêu cầu đọc cho cả lớp nghe. Babatunde mong muốn trở thành bác sĩ y khoa.

Cô bé cho biết, đọc sách giúp em cải thiện tâm trạng. Khi giáo viên đặt câu hỏi Babatunde có thể trả lời vì đã đọc bài từ hôm trước. Khi đi ngoài phố, cô bé cũng đọc các bảng chỉ dẫn.

Yếu tố tạo ra sự thay đổi trên đối với Babatunde là một thư viện mới được đặt trong lớp học của cô bé từ tháng 1/2022. Nó là một giá sách làm từ vải phế liệu, được treo trên tường lớp học. Thư viện này có hình dáng giống giá treo giày nhưng to hơn một chút, có từ 7 - 10 ngăn, mỗi ngăn chứa từ 3 - 5 cuốn sách lớn nhỏ khác nhau.

Các giá sách này do sáng kiến “Thư viện treo” của The Neo-Child Initiative (TNCI) tạo ra. Đây là nhóm tình nguyện cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xóa mù chữ cũng như các dịch vụ y tế, thuốc miễn phí cho trẻ em ở các khu dân cư có thu nhập thấp với gần 300 tình nguyện viên nhiệt huyết.

Sáng kiến này được tài trợ chủ yếu thông qua việc quyên góp sách và đóng góp từ gia đình, bạn bè, tình nguyện viên. Hiện có 50 thư viện và hơn 5 nghìn cuốn sách.

Cơ hội thay đổi một thế hệ

Theo báo cáo năm 2022 của UNESCO, Nigeria có hơn 20 triệu trẻ em không được đến trường. Cùng với đó, chất lượng giáo dục cơ bản ở Nigeria đã bị suy giảm do ngân sách của các trường công thấp và thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản cho trẻ em còn đi học.

Ước tính có khoảng 2/3 người Nigeria biết chữ ở mức cơ bản vì giáo dục miễn phí cũng ở mức đó. Mặc dù vậy, tháng 1 năm nay, đại diện UNICEF tại Nigeria Cristian Munduate tuyên bố “75% trẻ em từ 7 đến 14 tuổi không thể đọc một câu đơn giản hoặc giải một bài toán cơ bản”.

Người sáng lập Seyi Bolaji của chiến dịch Dự án Giáo dục Trẻ em (ProjectEAC) có trụ sở tại Kaduna cho rằng, những con số này chỉ là một ước tính thận trọng. “20 triệu là những người được tính, còn những người khác không được tính tới vì mọi người vẫn sinh con và không quan tâm liệu những đứa trẻ này có được đi học hay không”, bà Bolaji nói.

Bà cho biết, những đứa trẻ không đến trường đang được chú ý. Trong khi đó, những đứa trẻ đang tới trường lại định bỏ học vì chất lượng giáo dục giảm sút và chúng cũng chưa biết đọc.

Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự một năm bắt buộc ở Lagos, Yusuf Shittu, người sáng lập TNCI đi ngang qua trường của Babatunde trên đường đi làm. Một ngày nọ, anh nhận thấy không có thư viện hoặc không gian ngăn nắp để cất giữ sách trong 7 tòa nhà của trường học.

Anh đã được cha truyền cho niềm yêu thích đọc báo từ khi còn nhỏ. Vì vậy, anh quyết định truyền lại tình yêu sách của mình cho các em nhỏ và cho rằng sáng kiến này là cơ hội để biến đổi một thế hệ.

Một học sinh ở Ejigbo, Lagos chọn sách từ thư viện treo. Ảnh: Al Jazeera

Một học sinh ở Ejigbo, Lagos chọn sách từ thư viện treo. Ảnh: Al Jazeera

Các chuyên gia dường như đều đồng ý với điều này.

Theo Giám đốc Kemi Ogunsanya của Dự án TeacherX, một trung tâm trực tuyến có trụ sở tại Lagos, đây là giải pháp sáng tạo cho vấn đề sâu sắc trong xã hội. Thiếu tài liệu đọc là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ văn hóa đọc giảm sút. Rất nhiều trường không có thư viện và chỉ còn lại những lớp học trơ trọi.

Theo Cục Thống kê quốc gia, hơn một nửa trong số 200 triệu người Nigeria ước tính sống với mức dưới 2 USD mỗi ngày. Đối với nhiều người trong số họ, đồng lương ít ỏi đó hầu như không mua đủ thức ăn, chưa nói tới mua sách cho con cái họ.

Bà Ogunsanya cho biết, các thư viện treo có thể giúp trẻ em từ các hộ gia đình có thu nhập thấp đến trường cải thiện điểm số và mở rộng tầm nhìn về thế giới. “Một người đọc sách là một nhà lãnh đạo” - bà nói - “Người đọc sẽ luôn có tư duy mở rộng và tất cả những điều này thường sẽ ảnh hưởng đến tiến độ học tập”.

Hai học sinh đọc trước thư viện treo tại một trường học ở Lagos. Ảnh: Al Jazeera

Hai học sinh đọc trước thư viện treo tại một trường học ở Lagos. Ảnh: Al Jazeera

Mong muốn mở rộng sáng kiến

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa với những sáng kiến như thế này để nhắm tới mục tiêu không chỉ trẻ em trong lớp, mà còn cả trẻ em ngoài nhà trường. Theo bà Bolaji, trường học chỉ là một tòa nhà và một đứa trẻ có thể học ở bất cứ đâu. Chúng ta có thể mang thư viện di động này đến với trẻ em đường phố và dạy chúng cách đọc và viết.

Theo Shittu, có thể mở rộng sáng kiến sang cộng đồng ở các bang khác và phát triển kế hoạch thay thế những cuốn sách bị rách, thất lạc. Tuy nhiên, có những thách thức về tài chính và hậu cần phải vượt qua để thực hiện điều đó.

Cô bé Babatunde đang sống với cha - một người ban ngày bán thịt và ban đêm làm nhân viên bảo vệ. Thư viện treo đã thay đổi cuộc đời em. Ban ngày, cô bé chọn bất kỳ cuốn sách nào có sẵn trong thư viện để hỗ trợ mình làm bài tập vì em không được mang sách ra khỏi trường.

Trong các giờ nghỉ 15 phút hàng ngày tại lớp, Babatunde vội chạy đến thư viện treo bên cạnh bảng để chọn cho mình một cuốn sách để đọc. Cuốn sách mà em thường chọn là “Without a Silver Spoon” của Eddie Iroh.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.