Nigeria cho đổi rác thải nhựa thay học phí

GD&TĐ - Tổ chức môi trường Sáng kiến Làm sạch châu Phi đã triển khai dự án đổi rác thải nhựa thành học phí nhằm hỗ trợ giáo dục cho trẻ em Nigeria.

Phụ huynh Nigeria gom rác đổi học phí cho con.
Phụ huynh Nigeria gom rác đổi học phí cho con.

Trong 4 năm qua, tổ chức môi trường Sáng kiến Làm sạch châu Phi (African Cleanup Initiative) đã triển khai dự án đổi rác thải nhựa thành học phí nhằm hỗ trợ giáo dục cho trẻ em Nigeria.

Theo đó, thay vì đóng học phí theo quy định của nhà nước, phụ huynh tại các trường tham gia dự án Giáo dục RecylcesPay của Sáng kiến Làm sạch châu Phi có thể nộp bằng rác thải nhựa có thể tái chế như vỏ lon nhựa, giấy báo cũ...

Ông Alexander Akhigbe, người sáng lập tổ chức, cho biết: Động lực của dự án rất đơn giản. Chúng tôi không muốn vì không đủ khả năng đóng học phí mà trẻ em phải nghỉ học, không được tiếp cận giáo dục cơ bản. Vì vậy, dự án giúp hạn chế số lượng trẻ em, nhất là trẻ khó khăn, thất học và tiếp cận nền giáo dục chất lượng.

Chất thải nhựa sau khi thu gom, phân loại sẽ được bán cho các công ty tái chế. Tiền thu về sẽ trang trải một số chi phí trong nhà trường như trả lương giáo viên, mua sách cho học sinh.

Phụ huynh Adaeze Chibuzor chia sẻ: Dự án đã giúp tôi dễ dàng đóng học phí cho con gái. Tôi rất coi trọng dự án này vì nó đã giúp gia đình tôi giảm áp lực tài chính, con cái tôi được học hành.

Đến nay, hơn 700 trẻ em được hưởng lợi từ dự án trên. Không chỉ hỗ trợ giáo dục, dự án còn giúp bảo vệ môi trường.

Theo DW

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình - Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin về ứng dụng AI tại trung tâm chỉ huy.

Xây dựng ý thức văn minh giao thông

GD&TĐ - Với hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), cảnh sát giao thông (CSGT) không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm đối với nhiều hành vi.

Kén tằm chứa hoạt chất sinh học quý giá.

Chiết xuất từ kén tằm giúp làm đẹp và trị bệnh

GD&TĐ - Lần đầu tiên tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Cần Thơ đã chiết xuất thành công fibroin - loại protein quý từ kén tằm Đà Lạt - và phát triển hệ vi hạt fibroin có khả năng tương thích sinh học cao.