Cơ hội nghề nghiệp 4.0: Cánh cửa không của riêng ai

GD&TĐ - Không ít những thí sinh tốt nghiệp THPT trên cả nước đang trong tình trạng gia đình không có điều kiện để có thể đáp ứng cho quá trình học tập lên cao hơn. Chính vì vậy, việc chọn nghề, chọn trường phù hợp là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cơ hội nghề nghiệp 4.0: Cánh cửa không của riêng ai

Đi học có lương và việc làm

Thầy Đồng Văn Ngọc - hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết, đây là băn khoăn của rất nhiều thí sinh trên cả nước. Vì vậy, con đường chọn về các trường cao đẳng để học được xem là sự lựa chọn thông minh, bởi thời gian học chỉ kéo dài 3 năm và các em học sinh, sinh viên đã có thể nhận được lương do doanh nghiệp trả ngay trong quá trình thực tập từ năm học thứ 2. Các em cũng được nhà trường cam kết việc làm sau tốt nghiệp.

Với Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cam kết sinh viên của các chương trình đào tạo chất lượng cao khi tốt nghiệp sẽ có việc làm với lương khởi điểm là 7 triệu đồng/tháng. Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc khẳng định sẽ trả lại toàn bộ kinh phí học tập nếu sinh viên ra trường không có việc làm.

Không riêng tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội mà hiện cũng có không ít các trường CĐ đang thực hiện chính sách này. Mới đây, Trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội đã có thông báo về chương trình đào tạo liên kết, theo đó tuyển sinh du học nghề tại Hàn Quốc theo diện visa thẳng, học sinh tham gia chương trình được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ, trong đó công ty và nhà trường tại Hàn Quốc sẽ hỗ trợ xin làm thêm ngoài giờ học với mức lương từ 1.200 – 1.500 USD/tháng ngay từ tháng đầu tiên...

Nông nghiệp công nghệ cao

Chọn trường, chọn nghề và cách thức học là một sự đầu tư cho tương lai. Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang là một ngành nhận được sự quan tâm, đầu tư hợp tác của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Theo đại diện tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hiện nay, nhà trường đang có chương trình cho sinh viên đi thực tập ở nước ngoài. Với chương trình thực tập này, sinh viên được trả lương từ 30 - 40 triệu đồng/tháng. Khi đi thực tập về, sinh viên có thể dành dụm được khoản tiền từ 200 - 250 triệu đồng.

Đào tạo nghề Điện lạnh theo chương trình chuyển giao từ Australia

Đào tạo nghề Điện lạnh theo chương trình chuyển giao từ Australia

Với số tiền này, sinh viên hoàn toàn đủ khả năng chi trả toàn bộ học phí trong suốt quá trình học tập, cũng như tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình. Ngoài ra, sinh viên cũng được tham gia nhiều chương trình khác về khởi nghiệp... quá trình này cũng giúp cho sinh viên hiện thực hóa những mong muốn của mình, gắn kết với các bạn sinh viên khác, tạo ra những dự án mới mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay.

Với những sinh viên mong muốn theo đuổi ngành nông nghiệp, đây có thể được xem là một cơ hội cho các em tự vận động, giúp cho bố mẹ ở quê không có điều kiện về kinh tế và còn đang khó khăn. Quá trình thực tập ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Australia... sẽ giúp cho các sinh viên học tập được những công nghệ mới, hình thành những ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh, chiến lược phát triển nông nghiệp mới cho đất nước. Đây cũng chính là một chủ trương lớn mà Nhà nước đang quan tâm thúc đẩy.

Theo số liệu của 63 tỉnh, thành cả nước về nguồn nhân lực trong thời gian tới, những ngành nghề trong tương lai gần, giai đoạn 2025 - 2030 sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và một số lĩnh vực dịch vụ như du lịch và sức khỏe.

Theo thống kê của Trung tâm dự báo việc làm quốc gia, đến năm 2025, Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,6 triệu chỗ làm việc mới so với năm 2015.

TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục GDNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...