Cơ hội dành cho học sinh có lực học trung bình

GD&TĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Đại học Nông nghiệp I) vừa thông báo ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với các tổ hợp môn, thuộc 27 ngành đại học hệ chính quy năm 2017 với mức điểm 15,5 – 17.

Cơ hội dành cho học sinh có lực học trung bình

Với phổ điểm trúng tuyển dao động từ điểm sàn đến 21,25 điểm (năm 2016), cơ hội học tập luôn rộng mở dành cho thí sinh có lực học từ trung bình khá trở lên. Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học đối với các ngành (tổng điểm các môn và điểm cộng khu vực hoặc đối tượng ưu tiên):

Trong tương lai, ngành nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại sẽ có sự phối hợp của nhiều ngành, hệ thống được tự động hóa toàn diện, áp dụng những quy trình, mô hình canh tác, chăn nuôi tiên tiến để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế, hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Các chuyên gia cho biết, để làm được điều này, đòi hỏi một lực lượng lao động trình độ kỹ thuật cao, đào tạo bài bản về nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện trên thị trường lao động, nhân lực ngành nông nghiệp đang còn thiếu.

Theo thống kê, trên cả nước chỉ có 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông nghiệp. Đây là một con số khiêm tốn so với một quốc gia có đến 70% làm nông nghiệp với xuất khẩu thứ 1 thế giới về hồ tiêu, thứ 2 về gạo, thứ 5 về trà. Mặt hạn chế là đa số lao động trong trong nông nghiệp không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu làm nông nghiệp theo truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, phụ thuộc vào môi trường, thời tiết.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đang tập trung đầu tư vào nông nghiệp với những dự án liên kết nghìn tỷ, cung ứng thực phẩm an toàn cho xã hội… Điều này mở ra nhiều cơ hội cho những sinh viên đang theo học ngành nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là 1 trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đội ngũ giảng viên của học viện với gần 100 Giáo sư và Phó giáo sư, gần 200 tiến sĩ và nhiều nhà khoa học với đa số được đào tạo từ các nước phát triển. Hiện tại, học viện có quy mô đào tạo trên 30.000 học viên, sinh viên, bao gồm 17 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; 21 ngành bậc thạc sĩ, 27 ngành bậc đại học, 6 ngành bậc cao đẳng.

Mỗi năm, học viện cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hơn 5.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp – nông thôn.

Trong những năm vừa qua, học viện đã tiến hành cải tiến chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo và nghiên cứu khoa học với hàng trăm doanh nghiệp. Học viện còn tập trung phát triển kỹ năng mềm, ngoại ngữ song song với kiến thức chuyên môn, đẩy mạnh rèn nghề từ 6 tháng đến 1 năm tại các quốc gia phát triển về nông nghiệp công nghệ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel…

Để tăng cường tỷ lệ có việc làm cho sinh viên, hàng năm, học viện tổ chức ngày hội việc làm với mục tiêu cầu nối giữa các doanh nghiệp và nguồn lao động đúng chuyên ngành, đem đến hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, có chất lượng cao. Tất cả điều này giúp giải quyết bài toán khan hiếm nhu cầu lao động chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp những năm tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ