Cô hiệu trưởng xây dựng thương hiệu nhà trường nhờ đổi mới phương pháp quản lý

GD&TĐ - Từ một ngôi trường vẫn còn nhiều khó khăn, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Nga đã đổi mới phương pháp quản lý, điều hành, từng bước đưa Trường THCS Đoàn Kết trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)

Học sinh Trường THCS Đoàn Kết (Hia Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Cổng thông tin của nhà trường
Học sinh Trường THCS Đoàn Kết (Hia Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Cổng thông tin của nhà trường

Vận dụng khoa học giáo dục tiên tiến

Cô Nga là một trong số ít hiệu trưởng vinh dự được nhận Giải thưởng: “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2017 – 2018.

Quan tìm hiểu được biết, cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng vào tháng 7/2015 - một ngôi trường có nhiều khó khăn của quận Hai Bà Trưng do địa bàn gần chợ, phụ huynh không yên tâm gửi con theo học.

Cùng với tập thể lãnh đạo nhà trường, cô Nga đã có nhiều sáng tạo, đổi mới phương pháp quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Cô luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng khoa học giáo dục tiên tiến, vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn quản lý giảng dạy.

Do đặc thù nhà trường còn khó khăn trong công tác tuyển sinh, đầu vào của học sinh còn hạn chế vì đa số là con em lao động nghèo. Đa số các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu kỹ năng sống.

Từ thực tế này, cô Nga đã có sáng kiến đổi mới với những giải pháp cụ thể, đặc biệt chú trọng vào giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức học sinh qua các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.

Trong các hoạt động, cô luôn yêu cầu huy động được nhiều học sinh tham gia. Đồng thời yêu cầu giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập, kỹ năng trong hoạt động tập thể. Qua đó giúp học sinh tự tin, hứng thú hơn trong học tập và sinh hoạt, thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè.

Xây dựng niềm với phụ huynh

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Nga.
 Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Nga. 

Cùng với đó, cô Nga còn thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Từ đó có những giải pháp phù hợp, giúp đỡ nhau trên cơ sở xây dựng các nhóm "Nhà giáo cùng nhau phát triển”.

Từ một ngôi trường có rất ít học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Quận và thành phố. Trong 3 năm trở lại đây, trường có 30 có học sinh đạt giải cấp Thành phố, 5 học sinh đạt giải cấp Quốc gia.

Cô Nga luôn có ý thức trong chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giúp đỡ học sinh yếu kém, làm thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm, tỷ lệ học sinh lớp 9 đỗ vào lớp 10 công lập năm học 2017 -2018 đạt 87%.

Cô Nga đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh và thành tích nhà trường với chính quyền, địa bàn dân cư và phụ huynh học sinh. Cô giáo luôn có ý thức và khơi nguồn, truyền cảm hứng, tâm huyết, sáng tạo trong tập thể giáo viên, nhân viên. Xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, được giáo viên tin tưởng.

Với những hoạt động tâm huyết, sáng tạo của mình, cô giáo đã cùng với tập thể nhà trường từng bước xây dựng nhà trường phát triển, tăng số lượng tuyển sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo được niềm tin tưởng của phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương. Nhà trường được công nhận là Ttp thể lao động xuất sắc cấp Thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...