Cô giáo Hà thành với những ‘lá thư tay’ ẩn trong bài kiểm tra

GD&TĐ -  Thay vì vài lời phê ngắn ngủi trong bài kiểm tra, cô Đặng Thị Ngọc Hà dành hàng tiếng đồng hồ để viết những “lá thư tay ngắn” cho học trò.

Cô Đặng Thị Ngọc Hà trao đổi bài với học trò.
Cô Đặng Thị Ngọc Hà trao đổi bài với học trò.

Đó là những lời động viên, khích lệ giúp các em “yêu” môn Văn nhiều hơn. Không chỉ là giáo viên dạy tốt chuyên môn, cô giáo Đặng Thị Ngọc Hà còn là tấm gương sáng tạo, tâm huyết với nghề. Vừa qua, cô Đặng Thị Ngọc Hà, giáo viên dạy văn THCS Thăng Long, Ba Đình vinh dự nhận giải Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo.

Mỗi lời phê là một “lá thư ngắn”

Cô giáo Đặng Thị Ngọc Hà chia sẻ, năm 1998 về trường, khi đó bản thân mới tốt nghiệp nên còn bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau nhiều năm phấn đấu và giúp đỡ từ các thế hệ thầy cô giàu kinh nghiệm, đến nay, cô Hà đã trở thành Thạc sĩ Ngữ văn tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Trước khi trở thành giáo viên văn tốt, bản thân phải yêu nghề, say sưa với chuyên môn, phát huy năng lực bản thân. Học trò cũng vậy, mỗi em một khả năng, định hướng riêng. Vai trò của người thầy là thay đổi các phương pháp để khơi dậy thế mạnh của các em”, cô Hà tâm sự.

Học sinh trường THCS Thăng Long hào hứng với bài giảng của cô Đặng Thị Ngọc Hà.

Học sinh trường THCS Thăng Long hào hứng với bài giảng của cô Đặng Thị Ngọc Hà.

Cô Hà bày tỏ đối với các em học lực giỏi thì chỉ cần định hướng kỹ năng, gợi mở, đọc thêm tác phẩm khác để mở rộng hiểu biết. Tuy nhiên, các bạn kém hơn thì cần nhẹ nhàng gợi mở các ví dụ thực tế, đơn giản, gần gũi hơn với cuộc sống các em.

Lấy ví dụ nhà văn Nam Cao, nếu các em có kiến thức vững thì cô dạy cả phong phong cách sáng tác của Nam Cao cả trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. “Mình sẽ liên hệ các tác phẩm con đang học là Lão Hạc từ chương trình THCS đến Chí Phèo từ cấp THPT để các con tìm đọc sâu hơn, thấm hơn về Nam Cao. Khi nắm vững phong cách sáng tác của nhà văn thì dù con chưa đọc, nghe tác phẩm khác bao giờ vẫn có thể làm bài được”, cô Hà bộc bạch.

Trong cách dạy, cô Hà nhấn mạnh giải pháp tâm lý. Bởi nhiều bạn khi học kém thì thực sự cần động viên dù đơn giản là nói những câu “con cố thêm phần này thì sẽ tốt hơn”. Hay như nếu chấm xong bài, cô sẽ phê nhận xét như một “lá thư ngắn”. Có lúc phải phê tới 60 bài văn nhưng cô vẫn dành thời gian, không phân biệt học trò khá hay kém.

“Mình viết dài ngắn tùy theo tính cách của từng bạn. Chính điều đấy khiến mình làm bạn được với nhiều học sinh kém hơn. Qua từng lá thư nhỏ đó, các bạn sẽ tự bắt bản thân phải học. Các bạn sẽ nể cô hơn. Thậm chí, có bạn đã nhắn “Cô ơi, vì nể cô mà con học, còn nếu không chắc con sẽ không đạt điểm môn Văn như thế này đâu cô ạ?”, cô Ngọc Hà tâm sự.

Không chỉ tự sáng tạo, cô Hà còn là người khơi dậy tinh thần sáng tạo trong học trò. Đơn cử như bạn Lý Vương Khanh (23 tuổi), cựu học sinh THCS Thăng long sau khi học Đại học Luật đã trở về trường và khởi xướng chương trình Bí kíp luyện rồng. “Đó là chương trình rất thiết thực, hay, gần gũi học sinh của trường mình. Khi đó, các bạn cựu học sinh từ các trường THPT sẽ tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm học cho các bạn khóa dưới”, cô Hà cho hay.

Sáng tạo nhưng không quên “phấn trắng, bảng đen”

Theo cô Nguyễn Thanh Hà, hiệu trưởng trường THCS Thăng Long, cho hay cô giáo Ngọc Hà không chỉ là tổ trưởng tổ chuyên môn Văn - Sử của trường mà còn là người động viên các thầy cô đổi mới trong cách nhìn, cách dạy học. Cô cũng rất chủ động trong mời những giảng viên có chuyên môn về tập huấn cho giáo viên trước sự đổi mới của chương trình GDPT 2018.

Cô Đặng Thị Ngọc Hà trong giờ giảng bài.
Cô Đặng Thị Ngọc Hà trong giờ giảng bài.

“Cô Ngọc Hà rất quan tâm, định hướng học sinh thi đỗ các trường chuyên, chuyên văn của các trường. Gần như năm nào, lớp cô chủ nhiệm cũng đạt 100% học sinh đỗ vào trường công lập. Nhiều thế hệ học trò trưởng thành, đã đi làm, thậm chí là cán bộ ngoại giao đi nhiệm kỳ các nước vẫn nhớ tới cô Hà”, cô hiệu trưởng nói.

Trong dạy học, cô Hà đã áp dụng công nghệ thông tin trong môn học.Theo đó, để bài giảng sinh động, cuốn hút học trò, cô dùng Power Point trình chiếu bài giảng, dùng phần mềm như Canvas, Padlet để làm cho các tác phẩm sinh động hơn. Tuy vậy, cô cho rằng vai trò giáo viên, phấn trắng, bảng đen “không thể bỏ qua được”. Với nhiều tác phẩm cần sinh động, cô Hà sẽ gợi ý học trò sân khấu hoá tác phẩm hoặc quay clip thực tế để tạo hứng khởi cho tiết học.

“Dù chuyển đổi số thế nào thì vai trò thầy cô với phấn trắng bảng đen không hề lu mờ. Phần mềm hỗ trợ, giúp bài giảng nhiều màu sắc, gần gũi hơn với học trò còn nội dung trên bảng mới là chính để các em nắm rõ nội dung bài học”, cô Hà nêu quan điểm.

Em Phùng Dương Bảo Linh, lớp 9A4, THCS Thăng Long, chia sẻ bản thân cũng lo lắng trước kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời. Đặc biệt là với môn văn, Linh cho rằng đây là môn khó, đòi hỏi tâm huyết, dành thời gian để đạt điểm tốt, nhất là khi em tính thi chuyên Anh, chuyên Sử của THPT Chu Văn An hoặc THPT Kim Liên

“Còn mấy tháng ôn thi, em nghĩ ai cũng tập trung, không được lơ là, tăng cường học thêm và tranh thủ hỏi thầy cô để nắm chắc lại kiến thức. Em hi vọng thi đỗ trường THPT Chu Văn An...”, Linh chia sẻ.

Theo Bảo Linh, cách truyền tải văn của cô Ngọc Hà khá dễ hiểu và truyền cảm. Khi nghe giảng, em cảm nhận được giá trị từng văn bản, kiến thức tiếng Việt vì những ví dụ, câu chuyện gần gũi.

Học sinh trường THCS Thăng Long trong giờ Văn của cô Đặng Thị Ngọc Hà.

Học sinh trường THCS Thăng Long trong giờ Văn của cô Đặng Thị Ngọc Hà.

Sắp tới kỳ thi vào THPT của các em học sinh lớp 9, cô Hà khuyên các bạn nên hình dung 62% học sinh vào công lập, 38% còn lại vào trường dân lập. Như vậy, các em cần định hướng rõ ràng học thế nào, nghề nghiệp tương lai ra sao để chọn lộ trình đúng. “Các bạn nên ôn tập theo từng giai đoạn, theo mảng chủ đề của kiến thức cụ thể từ thời điểm này đến khi kết thúc năm học. Dễ làm trước, khó luyện sau. Duy trì kế hoạch cụ thể kết hợp thi khảo sát để giành kết quả cao nhất” cô Hà chia sẻ.

Không chỉ làm tốt chuyên môn, dịch COVID-19 vừa qua, cô Ngọc Hà còn cùng một số giáo viên Hà Nội tham gia chương trình “Một triệu bữa cơm” chia sẻ với người lao động nghèo cách ly trên địa bàn Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.