Cô giáo đưa danh họa thế giới đến gần với trẻ mầm non

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cô Nguyễn Thu Hiền - GV trường Mầm non Sao Mai giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo từ những giá trị tốt đẹp mà nghệ thuật mang lại.

Cô Nguyễn Thu Hiền - GV trường Mầm non Sao Mai báo cáo tại Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7.
Cô Nguyễn Thu Hiền - GV trường Mầm non Sao Mai báo cáo tại Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7.

Rèn sáng tạo cho trẻ

Gần 10 năm công tác tại trường Mầm non Sao Mai (quận Ba Đình, Hà Nội), cô giáo trẻ Nguyễn Thu Hiền luôn ấp ủ cho trẻ tiếp cận với nhiều phong cách nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Mong muốn của cô là vun đắp, trau dồi, kích thích tính tích cực, khả năng cảm nhận, hưởng thụ, tiếp thu của trẻ với lĩnh vực thẩm mỹ.

Theo cô Hiền, mỹ thuật không những nuôi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện tư duy sáng tạo mà còn hình thành nhân cách con người. Vì vậy, trẻ mầm non được tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt.

"Thế giới của trẻ luôn khác với những nhìn nhận của người lớn. Thế nên trong tranh của trẻ thường có những chi tiết mà người lớn đã vô tình bỏ quên. Qua thăm dò khả năng nghệ thuật của trẻ, tôi luôn chú ý đến những bức tranh tô màu, tranh vẽ đơn giản để lựa chọn nội dung tiếp cận phù hợp với trẻ...", cô Hiền bày tỏ.

Trẻ mầm non lớp cô Hiền trong giờ học vẽ.

Trẻ mầm non lớp cô Hiền trong giờ học vẽ.

Không dừng ở đó, cô còn cho các em tiếp cận những tuyệt tác của các họa sĩ nổi tiếng thế giới như Picasso, Van Gogh, Kandinsky, Claude Monet… Lý giải lựa chọn này, cô Hiền cho hay đây là một cách tiếp xúc nghệ thuật hoàn toàn mới, giúp trẻ vượt qua kiến thức trong khuôn khổ sách vở.

Tuy nhiên, trẻ dần dần được tìm hiểu các thông tin cơ bản của các hoạ sĩ như nơi sinh, phong cách, một số tác phẩm nổi tiếng. Trong quá trình này, giáo viên và phụ huynh đồng hành cùng con trong tìm hiểu, đơn giản hoá kiến thức…

"Những kiến thức mỹ thuật phải đến với trẻ tự nhiên, không gò bó. Đơn cử, khi tìm hiểu về phong cách vẽ tranh chân dung của danh hoạ Picasso, thay vì cho trẻ hiểu như thế nào là phong cách vẽ lập thể thì tôi đã đơn giản hóa kiến thức cho trẻ bằng cách “vẽ những chi tiết khác nhau trên cùng một khuôn mặt” để thể hiện phong cách vẽ tranh chân dung của danh họa Picasso", cô Hiền chia sẻ.

Để nhớ lâu, trẻ được gợi ý vẽ chân dung chính người thân trong gia đình hay những người mà trẻ yêu quý. Dần dần, phong cách vẽ tranh của Picasso “thấm” vào trẻ qua những bức tranh vẽ bố, mẹ, người thân, vẽ vật dụng hàng ngày. "Trẻ được nói, được chia sẻ tại sao con vẽ như thế này, tại sao con tô màu như thế kia. Các em được tự do bay bổng trong thế giới nghệ thuật của riêng mình và cùng nhau tranh luận, đồng cảm, tiếp thu, chia sẻ cảm nhận, cảm xúc với cô giáo và bạn bè xung quanh", cô Hiền nói.

Bài giảng luôn “tươi mới”

Để cho trẻ không cảm thấy nhàm chán, cô Nguyễn Thu Hiền luôn thay đổi hình thức giảng dạy, đưa nhiều chất liệu cũng như đa dạng hình thức và sử dụng cả nguyên vật liệu tái chế để trẻ luôn cảm thấy hoạt động này đầy thú vị. Ví dụ, trẻ học phong cách nghệ thuật của danh họa người Nga Kandinsky từ những bức tranh hình tròn do ông vẽ.

"Tôi hướng dẫn các con vẽ những hình tròn nhiều màu sắc với nhiều kích cỡ khác nhau sau đó dùng kéo cắt ra để xếp chồng lên nhau, tạo nên những họa tiết trang trí đẹp mắt mang đậm phong cách Kandinsky đến với lớp học…", cô Hiền cho hay.

Thực tế, các học sinh do cô Hiền phụ trách đã dạn dĩ hơn khi thể hiện cái đẹp, không gò bó trong khuôn khổ. Theo nhiều phụ huynh, các con có cảm xúc tích cực hơn sau khi được tiếp cận với nghệ thuật theo hướng đổi mới này. Phụ huynh để ý cảm xúc của con hơn, tích cực cho con tiếp xúc với nghệ thuật trong các chuyến đi chơi của gia đình, hay cho con trải nghiệm nhiều hơn bằng việc đưa các em đi thăm quan phòng tranh. Điều mà trước đó nhiều cha mẹ chưa bao giờ nghĩ đến.

Trẻ mẫu giáo bé thích thú đi học với các hoạt động được cô Hiền tổ chức trên lớp.

Trẻ mẫu giáo bé thích thú đi học với các hoạt động được cô Hiền tổ chức trên lớp.

"Cùng là phong cách thể hiện tranh chân dung của Picasso nhưng lớp mẫu giáo bé được đơn giản hóa bằng cách cho trẻ ghép các bộ phận trên khuôn mặt được cắt rời để thành một bức tranh chân dung hoàn chỉnh. Còn lớp mẫu giáo lớn, các em được sáng tạo tranh chân dung bằng chất liệu đất sét.

Tương tự với danh họa Kandinsky, lớp mẫu giáo bé chỉ đơn giản là xếp chồng những nắp chai, lọ, hộp… có dạng hình tròn và kích cỡ khác nhau thành họa tiết trang trí. Trong khi đó, các bé lớp mẫu giáo lớn tô màu những hoạ tiết hình tròn và cắt, ghép lại thành tác phẩm hoàn chỉnh", cô Hiền lấy ví dụ.

Qua những bài giảng nghệ thuật sáng tạo, cô nhận được những phản hồi tích cực từ phía đồng nghiệp ở các khối lớp. Trẻ mẫu giáo bé thích thú đi học với các hoạt động được cô hứa hẹn tổ chức trên lớp. Còn trẻ mẫu giáo lớn tha hồ thỏa sức sáng tạo trên những kỹ năng trẻ đã thuần thục.

Từ thành công bước đầu, cô Nguyễn Thu Hiền đã chủ động đề xuất với tổ chuyên môn và được đồng nghiệp tán thành khi đưa hoạt động cho trẻ làm quen với phong cách nghệ thuật của các danh họa nổi tiếng trên thế giới vào ngân hàng các hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ. Trong năm học 2022 - 2023, người giáo viên này vinh dự lên tiết mẫu cho đồng nghiệp trong trường dự và truyền cảm hứng cho các em sinh viên thực tập đến từ trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.

Theo cô Nguyễn Thu Hiền, thời gian tới, cô sẽ không ngại thay đổi, không ngại trau dồi học hỏi và thực hiện những cái mới để đem lại giá trị tốt đẹp cho trẻ." Những phản hồi tích cực từ trẻ và phụ huynh càng khiến tôi thêm đam mê và nhiệt huyết với nghề để những năm học tiếp theo tiếp tục lan tỏa tới trẻ, tới phụ huynh cùng đồng nghiệp những giá trị tốt đẹp mà nghệ thuật mang lại...", cô nhấn mạnh.

Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (thứ 3 từ phải sang trái) và ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình chúc mừng cô Nguyễn Thu Hiền (thứ 5 từ phải sang trái) đạt danh hiệu Xuất sắc với Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7.

Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (thứ 3 từ phải sang trái) và ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình chúc mừng cô Nguyễn Thu Hiền (thứ 5 từ phải sang trái) đạt danh hiệu Xuất sắc với Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô Nguyễn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng trường Mầm non Sao Mai (quận Ba Đình) - nhấn mạnh nhà trường luôn chú trọng cho trẻ học mỹ thuật để rèn khả năng tập trung, đức tính kiên trì và cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn.

"Dạy mỹ thuật sáng tạo là hướng tới năng lực tư duy và phát triển sự sáng tạo của trẻ em. Đặc biệt là hình thành một loạt các năng lực cần thiết chẳng hạn như khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác… Phương pháp giảng dạy của cô Nguyễn Thu Hiền là điểm sáng trong chăm sóc, giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua đó, góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới...", cô Nguyễn Thị Thanh Hương nói.

Với những sáng tạo đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, mới đây (10/3), cô Nguyễn Thu Hiền vinh dự là 1 trong 3 giáo viên được Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đánh giá Xuất sắc với Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7 (năm học 2022 - 2023).

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.