Cô gái 26 tuổi cấp cứu sau khi ăn kem, cảnh báo cho những người thích ăn đồ lạnh vào mùa hè

GD&TĐ -  Kem hay những thực phẩm lạnh là sự lựa chọn của rất nhiều người vào mùa hè. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng giải nhiệt nó còn gây ra những ảnh hưởng rất không tốt cho sức khỏe.

Cô gái 26 tuổi cấp cứu sau khi ăn kem, cảnh báo cho những người thích ăn đồ lạnh vào mùa hè

Gần đây, Tiểu Vương 26 tuổi ở Vũ Hán, cô làm việc phục vụ ở bên ngoài trở về nhà, vì thời tiết nóng nên cơ thể đầm đìa mồ hôi. Vào đến nhà cô nhanh chóng bật điều hòa và điều chỉnh nhiệt độ xuống 22 độ C. Ngồi xuống cô làm một hơi hết nửa chai coca lạnh, cô vẫn chưa cảm thấy cơ thể được hạ nhiệt, nên lại lấy 1 hộp kem to và ăn hết trong vòng chưa đầy 10 phút.

Sau khi ăn kem xong, Tiểu Vương đột nhiên cảm thấy bị đau đầu, gia đình vội vàng đưa cô đến bệnh viện gần nhà để chẩn đoán.

Stressed-Woman
 Bác sĩ Bá Dương sau khi kiểm tra và phát hiện, Tiểu Vương bị mắc chứng "đau đầu do kem" điển hình, tên khoa học được gọi là "đau dây thần kinh hạch sphenopalatine", liên quan đến việc ăn một lượng lớn thức ăn lạnh cùng một lúc.

Hóa ra, tuần trước Tiểu Vương xem quảng cáo trên mạng, và mua rất nhiều kem cùng một lúc. Thời gian gần đây nhất là mỗi ngày ăn ít nhất 3 chiếc kem, nên cô không nghĩ đau đầu là vì ăn kem! Cô cảm thấy thực sự hối hận.

Tại sao Tiểu Vương ăn kem lại bị đau đầu?

Khi ăn quá nhiều các thực phẩm lạnh, hàm răng trên sẽ bị làm lạnh nhanh chóng, phần mặt sau của hàm trên chính xác có một trung tâm thần kinh, lúc này, các dây thần kinh của trung tâm thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến đại não, để thay đổi nhiệt độ cơ thể.

photo-2-1491957980364

Khi ăn quá nhiều thực phẩm lạnh, các dây thần kinh sẽ bị kích thích quá độ, gửi tín hiệu sai đến đại não, khiến cho động mạch đại não bị co giật, cũng giống như là đại não bị "đóng băng", đột nhiên dòng máu chạm vào đầu mút thần gây đau đớn, lúc này mọi người sẽ cảm thấy đau dữ dội ở giữa trán hoặc gần thái dương, có người còn bị nôn mửa.

Do đó các chuyên gia khuyên khi ăn kem, đồ lạnh nói chung không nên ăn quá vội vàng, ăn từ từ để đại não kịp thích ứng. Thực tế, đây là một hình thức đau đầu trong mùa hè.

Dưới đây là các loại đau đầu cũng rất dễ xuất hiện trong mùa hè, khuyên mọi người cần phải cẩn thận.

 Ánh nắng mặt trời

Khi bạn ở ngoài trời vào những ngày mùa hè, đặc biệt là khoảng thời gian từ 9 giờ đến 15 giờ hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ trải qua cảm giác đau nhức như có vật gì đó khiến đầu bạn nặng lên. 

Thực tế, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân của các cơn đau này là do ánh nắng chói chang. Khi sóng ánh sáng phản xạ với các mặt phẳng như mặt nước, bãi cát, mái nhà và vỉa hè, chúng tăng cường tác động lên mắt của chúng ta. Các tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên đồi thị của não bộ, một trung tâm nơi các tín hiệu đau được xử lý. 

Để ngăn ngừa đau đầu do bị chói, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đeo kính mát đủ tiêu chuẩn với ống kính phân cực, trong đó có chứa các bộ lọc ngăn chặn tia UVA và UVB. 

Các loại kem, nước lạnh

Khi uống các loại thức uống đông lạnh hoặc ăn những ly kem, cảm giác mát lạnh chạm vào vòm miệng, chúng kích hoạt phóng xạ thần kinh khiến các mạch máu xung quanh não bị sưng lên, dẫn đến đau buốt đầu do co mạch máu. 

Bạn không cần điều trị phức tạp hay kiêng luôn món kem mà chị cần lưu ý hạn chế để kem và đá chạm vào vòm miệng của bạn là nguy cơ đau đầu cũng được giảm đi đáng kể. 

Đau đầu do giảm áp lực nội sọ

Ra quá nhiều mồ hôi trong mùa hè có thể giảm áp lực nội sọ và gây đau đầu. Lúc này, nên lên giường nghỉ ngơi, gối đầu thấp và kịp thời bổ sung thêm nước.

Đau đầu do hạ đường huyết

Loại đau đầu này thường do ăn quá ít vào mùa hè. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm một ít nước đường, mật ong hoặc trái cây.

Một số đồ uống chuyên gia khuyên nên uống khi đi nóng về

Chè tươi

5-1459486166612

Đây là đồ uống bạn nên kết thân vào mùa hè vì công dụng tuyệt vời của nó đối với cơ thể: Không chỉ giúp hạ nhiệt, giải khát, chè còn làm lại sức và phòng chống tình trạng choáng váng, mệt mỏi vì đi nắng.

Bạn lưu ý là khi uống chè, không nên sử dụng chè quá nóng và đặc biệt là tránh uống chè để qua đêm. Nước chè lúc này sẽ bị xỉn màu và mất đi các vitamin B,C có ích cho cơ thể.

Nước lọc ấm

1-1459486166486

Nước lọc là phương pháp cấp nước nhanh và tiện nhất cho cơ thể. Bạn nên chọn nước ấm ở khoảng 30-40 độ C và uống từng ngụm nhỏ. Mỗi lần uống nên dùng khoảng 250-300ml – tương đương 1 cốc đầy. Bạn lưu ý là không nên vừa ăn vừa uống gây áp lực cho dạ dày nhé!

Sữa

2-1459486166280

Sữa có tác dụng hạ nhiệt và lại sức rất tốt, giúp bạn tỉnh táo sau cơn váng đầu vì nắng nóng. Sử dụng sữa tươi không đường, ấm vừa sẽ giúp cấp nước kịp thời cho cơ thể và ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt, mệt mỏi.

Nước cam, chanh

6a017ee6bfc206970d0192aadbe902970d-800wi-1459486303901

Vitamin C là chất không thể thiếu trong mùa hè, vừa giúp bạn sảng khoái lại phòng ngừa nhiều bệnh do nắng nóng. Khi vừa đi nắng về, thay vì ăn cam chanh lạnh, hãy sử dụng nước cam, chanh ấm để cơ thể hấp thu dễ hơn. Bạn có thể thêm một chút 

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

GD&TĐ - Không phải khi độc thân, cũng chẳng phải lúc thất tình… Phụ nữ cô đơn nhất chính là khi ở trong một mái nhà mà không tìm được cảm giác ấm áp.