Cô đơn thật và yêu thương ảo trong xã hội hiện đại

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu mỗi ngày đều có một người ẩn danh nhắn tin cho bạn với những tin nhắn kiểu như: “Nhớ lắm!”, “Còn sống đấy chứ?”, “Nói chuyện đi mà!”…?
Cô đơn thật và yêu thương ảo trong xã hội hiện đại

Bạn chẳng biết người nhắn tin cho mình là ai, nhưng đặc biệt hơn nữa, người nhắn tin cho bạn cũng… chẳng biết bạn là ai. Đối với người này, việc ngày ngày cần mẫn nhắn tin cho bạn là một nhiệm vụ; cái tên và số điện thoại của bạn đối với người ta chỉ là một hạng mục công việc thường ngày.

Nghe có vẻ “lạ đời”, nhưng giữa bối cảnh xã hội hiện đại với guồng quay không ngừng nghỉ của áp lực công việc và cuộc sống, có rất nhiều dịch vụ lạ sản sinh ra để đi theo sau, “giải quyết” những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại và từ cả… sự điên rồ của con người.

Trước đây, nhiều người có thể đã bất ngờ khi nghe về dịch vụ “ôm trong sáng” ở Nhật. Những người cảm thấy cô đơn tìm đến “quán ôm”, trả tiền để được ôm, để tìm một phút giây ấm áp, được vỗ về trong vòng tay ai đó.

Dịch vụ đang nói tới ở đây cũng tương tự, tạm gọi là dịch vụ “người yêu vô hình”. Những người muốn sử dụng dịch vụ này phải trả phí hàng tháng. Đổi lại, người dùng dịch vụ sẽ nhận được những tin nhắn quan tâm gửi tới thường xuyên vào điện thoại của mình, như thể tin nhắn của người yêu.

Chuyện cô đơn thật và yêu thương ảo trong xã hội hiện đại

Dịch vụ này thoạt tiên nghe có vẻ kỳ lạ, thậm chí là “ngớ ngẩn”, buồn cười, nhưng có cung thì mới có cầu, thực tế, dịch vụ này hiện giờ đang dần trở nên phổ biến với các loại hình ngày càng đa dạng. 

Những người sử dụng dịch vụ thường là những người cô đơn, khao khát nhận được sự quan tâm, bất kể đó là sự quan tâm ảo và cần phải trả phí.

Trong xã hội hiện đại, sự cô đơn, trống rỗng là một hệ lụy đã được nhắc đến nhiều. Những con người cô đơn tìm tới dịch vụ này để có được… những cuộc chuyện trò bằng tin nhắn. Vậy là, những tin nhắn được gửi đi “tằng tằng” theo nhiệm vụ sẽ có thể khiến người nhận “nức nở” cảm động.

Những người nhận làm công việc nhắn tin này thường là những người chưa tìm được việc làm ổn định, hoặc những bà nội trợ muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi. 

Họ có thể làm việc tại nhà, lại kiếm thêm được chút đỉnh từ việc nhắn tin cho người lạ. Đầu tiên, người nhắn sẽ được đọc qua thông tin cá nhân của khách hàng, được xem lịch sử tin nhắn của khách hàng với những người nhắn trước đó.

Vì có nhiều người luân phiên nhắn tin cho cùng một khách hàng nên giọng điệu cũng thay đổi luôn, lúc hài hước, lúc khiêu khích, lúc dịu dàng… 

Những tin nhắn này được thực hiện bởi những con người thật, vì vậy, người nhận hiểu rằng họ đang được giao tiếp với một con người (chứ không phải một tổng đài gửi tin nhắn tự động).

Chuyện cô đơn thật và yêu thương ảo trong xã hội hiện đại

Cả người gửi và người nhận tin nhắn đều hiểu họ chỉ đang “đóng kịch” trong một dịch vụ có trả tiền, nhưng điều quan trọng hơn đối với những khách hàng cô đơn, đó là họ đang được giao tiếp với một con người thật, được vô tư thể hiện mình mà không sợ bị phán xét, hơn nữa lại phần nào giải tỏa được sự cô đơn chất chứa.

Chính điều này đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp ngoài dự kiến. Nhiều người làm nhiệm vụ gửi tin nhắn nhiều khi cảm thấy khó xử bởi dần dần những tin nhắn trở nên quá thân mật, có những khách hàng thậm chí còn muốn chia sẻ những bí mật cá nhân, những chuyện đời tư thầm kín.

Mỗi tin nhắn gửi đi, người làm nhiệm vụ nhắn tin chỉ nhận được vài xu, nhưng đổi lại, sau một quá trình nhắn tin qua lại, họ có thể phải đối mặt với những vấn đề “hại não”, “đau đầu”.

Giờ đây, khi dịch vụ “người yêu vô hình” đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ còn muốn mở rộng loại hình kinh doanh này sang cả tặng quà và gửi thư tay. Đây là một “tầm cao mới” của loại hình cung cấp “yêu thương ảo”.

Chuyện cô đơn thật và yêu thương ảo trong xã hội hiện đại

Đối với những “ca khó”, khi khách hàng bỗng phát sinh tình cảm với “người yêu ảo”, giờ đây, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã yêu cầu những người làm nhiệm vụ nhắn tin không được từ chối thẳng thừng tình cảm của khách hàng.

Đây là một loại hình dịch vụ vừa thú vị vừa kỳ khôi, vừa ý nghĩa vừa “rùng rợn”. Một dịch vụ giúp xoa dịu nỗi cô đơn có thật bằng những yêu thương, quan tâm rất ảo (và cần trả phí). Câu hỏi sau cùng, liệu rằng hạnh phúc mà người sử dụng dịch vụ cảm nhận thấy (nếu có) nên được coi là hạnh phúc thật hay ảo?

Theo dantri.com.vn

Khám phá loạt công nghệ thông minh của xe máy điện VinFast

GD&TĐ - Được tích hợp eSIM, hỗ trợ kết nối thông minh với smartphone, máy tính bảng, những chiếc xe máy điện thế hệ mới của VinFast gồm Klara S, Impes, Ludo đang thu hút sự chú ý lớn của nhóm khách hàng trẻ, năng động.
Cách quay phim màn hình trên Android 11

Cách quay phim màn hình trên Android 11

Tính năng quay phim màn hình từng xuất hiện trên Android 10, nhưng sau đó đã bị Google loại bỏ. Lên đến Android 11, Google một lần nữa mang tính năng này quay trở lại.
2 cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android

2 cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android

Nếu muốn gửi lời chúc mừng sinh nhật bạn bè, người thân... đúng giờ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android.

Cách chia sẻ file Excel trên Google Drive

Khi làm việc online, bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ file Excel đang "offline" trên máy thông qua việc tải lên Google Drive và mở bằng Google Sheets.
Cách tìm kiếm email Gmail siêu nhanh

Cách tìm kiếm email Gmail siêu nhanh

Google vừa bổ sung vào Gmail một bộ lọc tìm kiếm mới có tên Search Chips. Đây là bộ sưu tập các bộ lọc giúp thu hẹp kết quả tìm kiếm. Nhờ vậy, người dùng có thể tìm thấy email mình cần nhanh hơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bấm nút khởi động Hệ tri thức Việt số hóa.

Chính thức khởi động hệ tri thức Việt số hóa

GD&TĐ - Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin và ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav nhấn nút khởi động cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017.

Việt Nam tổ chức cuộc thi an ninh mạng toàn cầu

GD&TĐ - Lễ khai mạc cuộc thi an ninh mạng toàn cầu White Hat GrandPix năm nay với chủ đề “Di sản Việt Nam” (Vietnam Heritages) vừa diễn ra vào sáng nay (16/12) với gần 280 đội dự thi từ 50 quốc gia.
Ảnh minh họa, theo thongke.net.vn

Hơn 94% tên miền tiếng Việt không có trang thông tin điện tử

GD&TĐ - Hiện nay, tỷ lệ tên miền tiếng Việt có trang thông tin điện tử (website) chỉ chiếm chưa đến 2% và có tới hơn 94% tên miền tiếng Việt không có website. Đây là công bố của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trong ấn phẩm thường niên “Báo cáo tài nguyên Internet năm 2017”.
Mô hình chế biến nước mắm của dự án.

Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm ở quy mô công nghiệp

GD&TĐ - Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu thế chuyển sang các sản phẩm nước mắm truyền thống vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa đáp ứng tốt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công, các làng nghề làm nước mắm khó lòng đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Diễn đàn khởi nghiệp khoa học công nghệ và kết nối đầu tư

Diễn đàn khởi nghiệp khoa học công nghệ và kết nối đầu tư

GD&TĐ - Ngày 7/10/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với BK-Holdings thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, Liên minh nhà Đầu tư Thiên thần Việt Nam (VACA), Công ty CP Đầu tư Angels, tổ chức Swiss EP, WISE và Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp KHCN và Khởi nghiệp.  
“Hái ra tiền” nhờ Youtube

“Hái ra tiền” nhờ Youtube

GD&TĐ - Theo báo cáo mới nhất từ Thoughtful - một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển thị trường truyền thông đa phương tiện có trụ sở tại Mỹ, năm 2015 và 2016, Việt Nam đều lọt vào Top 10 quốc gia có lượng người xem YouTube nhiều nhất thế giới.
Đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ

OMRON tài trợ 12.000 USD thiết bị công nghệ

GD&TĐ - Sáng nay (3/12), Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tiếp nhận thiết bị tài trợ do văn phòng đại diện công ty OMRON Asia Pacific PTE. LTD với tổng giá trị 12.000 USD.