Ngay từ khi sinh ra đã được xem là vinh phúc của Tử Cấm Thành
Đó chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa - con gái út của Thanh Cao Tông Càn Long đế. Sử sách ghi chép, Cố Luân Hoà Hiếu Công Chúa sinh ngày 3, năm Càn Long thứ 40 (1775), không rõ tên thật.
Thân mẫu của bà là Đôn phi - một phi tần người Mãn Châu, xuất thân từ Mãn châu Chính Bạch kỳ, đồng thời cũng là vị phi tần được sủng ái bậc nhất Hậu cung lúc bấy giờ.
Sự kiện Hòa Hiếu Công Chúa ra đời có thể coi là vận may của Hậu cung nhà Thanh, bởi lẽ khi ấy Càn Long đã 63 tuổi.
Cái tuổi bao năm vừa làm trượng phu, vừa làm Hoàng đế, tới những tháng năm xế chiều mà vẫn còn được hưởng niềm vui con trẻ, hiển nhiên Càn Long xem Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa là vinh phúc mà ông trời còn ưu ái ban cho mình.
Cộng với việc khi Hòa Hiếu Công Chúa sinh ra, các anh chị của bà nếu không yểu mệnh qua đời sớm thì hầu như đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng.
Điều này càng làm cho sự kiện Hòa Hiếu ra đời thêm đáng giá. Tử Cấm Thành khô khốc u uất, cần gì hơn ngoài tiếng khóc sinh động của trẻ con.
Vị Công Chúa được cưng chiều bậc nhất, giúp mẫu thân thoát khỏi bị trừng phạt
Được sự cưng chiều của phụ hoàng, Hòa Hiếu Công Chúa thường quấn quýt bên Càn Long. Thậm chí bà còn được phép có mặt trong các cuộc họp chính sự. Chưa kể, vì quá thương yêu cô con gái út này, mà Càn Long là phá vỡ quy tắc của các lão tổ tông để lại.
Ảnh minh họa.
Ông nâng tước vị của Hòa Hiếu Công Chúa từ Hoà Thạc Công Chúa (tước vị dành cho công chúa do các phi tần sinh ra) lên thành Cố Luân Công Chúa (tước vị chỉ dành cho công chúa do Hoàng Hậu sinh ra).
Chưa dừng lại ở đó, có lần Càn Long tiếc nuối than thở với Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa rằng: "Nếu con mà là Hoàng tử, ắt ta sẽ lập làm Trữ quân rồi". Càng nói lên mức độ yêu thương và đặt nhiều kỳ vọng của ông dành cho cô Công Chúa út này.
Một lần khác, sự thương yêu của đấng Thiên tử dành cho Hòa Hiếu Công Chúa trở thành thứ giúp mẫu thân Đôn Phi của Công Chúa thoát khỏi cảnh bị trừng phạt.
Sử liệu ghi chép, năm Càn Long thứ 43 (1778), Đôn Phi Uông thị đã đánh đập tỳ nữ của mình cho đến chết, chỉ vì một sai lầm nhỏ.
Tất nhiên, Tử Cấm Thành có quy tắc của Tử Cấm Thành, giết người là trọng tội trọng đối với luật pháp nhà Thanh nên Đôn Phi Uông thị không tránh khỏi việc bị trừng phạt nặng nề.
Tuy nhiên, do tính đến việc Hòa Hiếu Công Chúa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẫu thân bị trừng phạt, thế là Càn Long Đế giơ cao đánh khẽ, chỉ giáng chức Uông Thị xuống thành Đôn tần.
Theo sử sách ghi chép, mẹ đẻ của Cố Luân công chúa cũng không được Càn Long sủng ái hơn so với các phi tần khác, vậy tại sao Càn Long lại hết mực yêu chiều Cố Luân công chúa?
Thứ nhất, về tính cách, Thập công chúa Cố Luân không chỉ có tướng mạo giống Càn Long, ngay cả tính cách, sở thích cũng tương tự. Bởi vậy, Càn Long khi đi vi hành thường mang theo nàng, thậm chí cưỡi ngựa, bắn tên, Càn Long cũng tự mình dạy dỗ cho Cố Luân công chúa. Nhờ thế, chưa đầy 10 tuổi, vị công chúa này đã có thể vừa cưỡi ngựa vừa giương cung bắn tên.
Thứ hai, về tuổi tác. Cố Luân công chúa là con gái út của Càn Long, ra đời khi Càn Long đã 63 tuổi. Cha già, con nhỏ, Càn Long rất yêu thương, chiều chuộng con.
Ngược lại, Cố Luân công chúa cũng vô cùng quấn quýt cha, thường thường ngồi bên cạnh cha, giúp cha thoải mái tinh thần. Khi chuyện triều chính khiến Càn Long phiền lòng, Cố Luân công chúa có thể giúp cha mình bình tĩnh lại. Có thể thấy được, Càn Long đối với Cố Luân công chúa sủng ái đến mức nào.
Khi Cố Luân công chúa đến tuổi kết hôn, Càn Long lao lực để chọn phò mã. Cuối cùng, Càn Long lựa chọn Phong Thân Ân Đức, con trai độc nhất của đại tham quan Hòa Thân. Ngày thành hôn, của hồi môn của Cố Luân công chúa trải dài, có thể nói là vinh sủng ngập trời.
Đến khi Càn Long qua đời, Gia Khánh lên ngôi, bắt đầu ra tay với Hòa Thân, thực hiện lệnh xét nhà. Phong Thân Ân Đức vì là con trai của Hòa Thân nên cũng không thoát được quan hệ.
Thế nhưng đến cuối cùng, nể mặt mũi của Cố Luân công chúa, Gia Khánh giữ lại tính mạng cho Phong Thân Ân Đức, cũng bảo lưu chức vị phò mã cho người này. Đồng thời, vua Gia Khánh vì lo cho hạnh phúc cả đời của em gái, đã quyết định đem Phúc Ân làm con thừa tự cho nàng.
Vua Gia Khánh qua đời, vua Đạo quang lên ngôi. Sau khi lên ngôi, vua Đạo Quang đối với người cô Cố Luân công chúa cũng cực kỳ để ý. Không những chiếu cố, chăm lo cho cuộc sống của bà, còn thường xuyên đến thăm, ban thưởng.
Lúc Cố Luân công chúa qua đời, Đạo Quang hoàng đế còn tự mình đến tế điện, đối với đời sau của công chúa cũng rất hậu đãi, có thể thấy được vị vua này tôn kính thế nào với Cố Luân công chúa.
Nhiều sử gia cho rằng, Cố Luân công chúa rất may mắn, xuất thân tốt, được cha mình là Càn Long hoàng đế cực kỳ sủng ái. Ngoại trừ vua cha Càn Long, anh trai là Gia Khánh hoàng đế rất cưng chiều nàng.
Đến cả cháu trai là Đạo Quang hoàng đế cũng cực kỳ quan tâm đến nàng. Có thể nói, Cố Luân công chúa là vị công chúa hạnh phúc, sung sướng nhất thời nhà Thanh.