Cô bé có thể trò chuyện cùng voi và những con vật sống trong rừng

Mọi người đều hết sức kinh ngạc khi cô bé có thể trò chuyện với voi như với bạn và điều khiển cả đàn voi rừng hoang dã, hung dữ.

Cô bé có thể trò chuyện cùng voi và những con vật sống trong rừng

Cô bé có tên Nirmala Toppo, 14 tuổi, sinh sống tại bang Orissa, thuộc miền Đông Ấn Độ, đã được cả thế giới biết tới về khả năng trò chuyện và điều khiển đàn voi theo ý của mình. Cô bé được tất thảy người dân Orissa, ngưỡng trọng như một người hùng hay ‘thiên thần hộ mệnh’.

Một đêm tháng 6/2013, thành phố Rourkela rung lên như một cơn cuồng phong, khi một đàn voi hoang tổng số lên tới 11 con âm ầm tiến về thành phố, nơi đông dân sinh sống. Các quan chức lâm nghiệp và sở tại hết sức lo lắng và tìm mọi biện pháp để đưa đàn voi hung hãn ra khỏi thành phố, song mọi biện pháp đều vô hiệu.

Nirmala Toppo - cô bé có khả năng trò chuyện với voi
Nirmala Toppo - cô bé có khả năng trò chuyện với voi

Quan chức kiểm lâm có tên Dhola cho biết: “Khi đàn voi rừng tiến vào thành phố, chúng tôi đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để kiểm soát sự di chuyển của chúng.

Lúc đầu chúng tôi đã xua đuổi đàn voi rừng đến sân bóng của địa phương, tuy nhiên sau đó không có cách nào khiến chúng quay trở lại cánh rừng. Chúng tôi cảm thấy thật sự hoang mang và bất lực”. 

Giữa lúc cam go đó, ông đã tìm đến Nirmala Toppo, cô bé của bộ lạc nhỏ bé, sinh sống ở Jharkhand. “Chúng tôi đã nghe nói cô bé có khả năng nói chuyện với voi cũng như những con vật sinh sống trong rừng”, Dhola cho biết.

Nirmala Toppo có thể điều khiển cả đàn voi rừng theo ý muốn
Nirmala Toppo có thể điều khiển cả đàn voi rừng theo ý muốn

Được sự đồng ý và ủng hộ của cha, cô bé đã có mặt cùng sự giúp đỡ của nhóm thanh niên trong bộ tộc nơi cô sinh sống.

Tất cả cư dân của Rourkele đã sừng sờ, kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến cảnh cô bé trò chuyện và điều khiển đàn voi rừng. 

Cô bé đã phải trực tiếp đồng hành cùng đàn voi nhiều dặm trên đường di chuyển, lần đường thoát khỏi thành phố quay trở về khu rừng, nơi chúng sinh sống.

“Cháu đã trò chuyện với đàn voi bằng thứ ngôn ngữ đặc thù của bộ lạc mình. Cháu đã cầu nguyện, khuyên nhủ và yêu cầu đàn voi nên trở về ‘ngôi nhà’ của mình. Chính mẹ cháu đã từng bị voi giết hại, từ đó cháu đã quyết định học phương pháp để có thể trò chuyện, kiểm soát và điều khiển hoạt động của chúng”, Nirmala Toppo cho biết.

Nirmala Toppo ở giữa
Nirmala Toppo ở giữa

Nirmala Toppo đã làm được việc thần kỳ là đưa đàn voi an toàn trở về khu rừng mà không để xảy ra tổn thất thương vong gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh khả năng của cô bé.

Có ý kiến cho rằng, không có bằng chứng khoa học chứng minh cô bé có khả năng giao tiếp với đàn voi và đàn voi có thể hiểu được tiếng của con người.

Tuy nhiên đa số ý kiến lại cho rằng: “Có thể do người dân bộ lạc này đã sinh sống cùng đàn voi trong một khu rừng nên giữa con người và đàn voi nơi đây có thể tương thông ý nghĩ”.

Ông Niel Justin Beck, một người trong bộ lạc cho rằng: “Chính sự tồn tại gần gũi, hòa đồng giữa con người và thiên nhiên nơi đây đã cho Nirmala có khả năng kì diệu đó. Cô bé thực sự có thể trò chuyện không chỉ với voi mà cả với những loài thú rừng khác’. 

Ông cho biết thêm, mỗi khi lũ voi tiến vào các bản làng hay phá hại mùa màng của bà con, thì họ lại tìm đến Nirmala để nhận sự giúp đỡ.

Theo VTC news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.