Chuyện kỳ lạ ở ngôi làng hơn 600 năm không ai dám vào

Với thiết kế như một mê cung, dễ vào khó ra, không nhiều người dám bước vào khám phá ngôi làng.

Làng Bát Quái Gia Cát, trước đây gọi là làng Cao Long, nằm cách thành phố Lan Tây, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc 18km về phía Tây.

Theo ghi chép lại, đây là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. Ngôi làng này cũng là nơi sinh sống lớn nhất của con cháu Gia Cát vào giữa và cuối thời nhà Nguyên.

Tại sao ngôi làng Gia Cát này lại được cho là ngôi làng kì lạ đầu tiên tại Trung Quốc. Có ba nguyên nhân lý giải cho điều này.

Thứ nhất, đại đa số dân làng đều là con cháu của Gia Cát Lượng, vị thừa tướng, nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc. Nói cách khác, hầu hết mọi người dân trong làng đều mang họ Gia Cát hoặc là kết hôn với người nhà Gia Cát. Có rất ít người không phải thành viên dòng họ Gia Cát.

Theo một thống kê trong Hội thảo về Gia Cát Lượng lần thứ 7, có khoảng 16.000 hậu duệ của Gia Cát Lượng ở Trung Quốc. Trong đó, một phần tư (khoảng 4.000 người) sống riêng ở làng Gia Cát.

Thứ hai, ngôi làng này còn kì lạ ở cách bài trí tinh tế và bí ẩn.

Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ sự sắp xếp, phân bố nhà cửa, đến các ngõ ngách trong làng đều trùng khớp với Bát quái đồ hình của Gia Cát Lượng trong lịch sử.

Địa hình của làng Gia Cát được bố trí ở giữa thấp và bằng phẳng, xung quanh cao dần lên. Nước chảy từ trên cao và tụ lại ở khu vực trung tâm, tạo thành một cái ao. 

Cái ao này là điểm đặc biệt của làng Gia Cát, cũng là nơi khởi đầu cho Bát trận đồ. Cái ao không lớn, nhưng bên trong có nước, phía ngoài là đất, lại có hình dáng giống Thái cực trong Bát quái đồ. Quả là kì lạ.

Lấy cái ao làm trung tâm, có tám con hẻm được mở rộng về mọi phía, dẫn thẳng đến tám gò đất cao bên ngoài ngôi làng.

Trong làng cũng có nhiều ngõ hẹp nối nhau theo chiều ngang, trong ngõ có hàng nghìn hộ dân, nhiều ngôi nhà cổ kính nằm rải rác giữa các ngõ ngách. 

Các con hẻm gần ao trung tâm lúc đầu tương đối thẳng, sau đó dần gấp khúc và mở rộng ra bên ngoài. Bên cạnh đó, có nhiều con hẻm được kết nối theo chiều dọc và chiều ngang, trông giống như một mê cung.

Người ngoài khi đi vào các con hẻm thường rất khó ra, thậm chí có thể bị lạc đường. Vì vậy, hàng trăm năm nay không ai dám bước chân vào ngôi làng này. Nó đã trở thành một chốn cách biệt với thế giới. 

Điều thú vị là con cháu Gia Cát sống hàng trăm năm ở đây cũng không nhận ra điều kỳ diệu về cách bài trí này. Mãi cho đến khi những ghi chép liên quan được tìm thấy trong một cuốn sách cổ, lúc này mọi người mới tỏ tường.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.