Ăn cát 10 năm để... chữa u não

Một cụ bà 70 tuổi ở Cộng hòa Litva (châu Âu) bắt đầu thói quen ăn cát từ hơn 10 năm trước sau khi bị chẩn đoán u não giai đoạn cuối.

Ăn cát 10 năm để... chữa u não

Nhân vật chính trong câu chuyện kì lạ là bà Stanislava Monstvilene (70 tuổi), đến từ Cộng hòa Litva. Bà cụ khẳng định, trong hơn một thập kỷ qua, bà sống nhờ việc ăn cát.

Đáng nói, theo bà Monstvilene, việc ăn cát không chỉ khiến bà khỏe mạnh hơn, mà thậm chí còn giúp bà “tiêu diệt” khối u trong não.

“Tôi từng bị u não giai đoạn cuối. Họ nói tôi sẽ không thể sống lâu nữa. Mức hemoglobin (huyết sắc tố) của tôi là 60 (gấp 5 lần so với bình thường). Một ý tưởng đã lóe lên trong đầu tôi – lấy cát và ăn nó. Lần đầu tiên, tôi bị nghẹn, nhưng sau đó tôi quen dần với nó”, bà Monstvilene nói với Ruptly.

Thời gian qua đi, cụ bà không chỉ quen với chế độ ăn mới của mình, mà còn có cảm giác thèm ăn. Dẫu vẫn phải kiềm chế bản thân để tránh việc ăn cát không kiểm soát, bà Monstvilene luôn duy trì thói quen ăn uống kỳ lạ, bởi theo bà, sức khỏe của bà sẽ có vấn đề nếu không có cát.

Bà Monstvilene còn nhiệt tình chia sẻ lời khuyên về chế độ ăn cát cho những người khác.

“Bạn không nên trộn cát với thức ăn hoặc nước. Bạn không nên ăn bất cứ thứ gì khác, nếu không bạn sẽ thấy khó chịu. Và nước cũng đừng nên uống. Tôi thường ăn cát ướt, nên sau đó tôi không còn cảm thấy khát”, cụ bà 70 nói.

Đáng nói hơn, chuyên gia trị liệu Liliana Vaishvilene, người theo dõi quá trình sức khỏe của bà Monstvilene, xác nhận, sức khỏe của cụ bà thực sự được cải thiện. Được biết, bà không còn phải thường xuyên đến bác sĩ từ vài năm trước.

“Máu của bà ấy rất tốt. Chúng tôi đã kiểm tra cho bà ấy thời gian trước đây, nhưng trong vài năm qua, bà ấy không còn đến và xin hỗ trợ y tế nữa”, Vaishvilene nói với Ruptly.

Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.