Chuyện kiểm tra thi giữa đại ngàn

GD&TĐ - Đồng hành cùng Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 có cán bộ, giảng viên các trường ĐH với vai trò kiểm tra theo sự phân công của Bộ GD&ĐT. So với những đoàn ở khu vực đồng bằng, đường sá thuận lợi, thành viên làm công tác ở khu vực Tây Nguyên có phần gian nan hơn. Tuy nhiên, khi xong nhiệm vụ ai cũng cảm thấy tự hào vì đã góp một phần vào sự thành công của kỳ thi.

Cán bộ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Đắk Glong, Đắk Nông.
Cán bộ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Đắk Glong, Đắk Nông.

Giấu nỗi lo 

Tham gia làm công tác kiểm tra thi tại Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2020 tỉnh Đắk Nông có 52 cán bộ, GV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (NLU) và Trường ĐH Quốc Tế (IU) - ĐHQG TPHCM.

Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng NLU, trước khi thi, người có bản lĩnh cũng không thể không lo lắng. Đó là lo thêm nỗi lo mà mọi năm không có: Dịch Covid-19 chưa biết thế nào!? Cách giải quyết cho việc lớn này là tất cả thành viên của đoàn đều cố gắng giấu lo lắng vào trong và tập trung cho việc chuẩn bị các tình huống y tế (còn thanh tra thi cử thì quen rồi). 

“Tại điểm thi Đắk Glong có 18 thí sinh từng đến TP Buôn Mê Thuột ôn thi trước đó. Theo quy định của ngành y tế, các em sẽ được sắp xếp thi phòng riêng. Địa phương đã  lo nơi ăn chốn ở, cả việc đưa đón các em. Khi đến đây, Sở GD&ĐT tỉnh và đoàn kiểm tra của chúng tôi thấy yên tâm cả về việc chuẩn bị từ phía địa phương và tâm lý của thí sinh. Tất cả đều sẵn sàng cho kỳ thi!” - TS Trần Đình Lý chia sẻ.

Thầy Đinh Quốc Minh Đăng (cán bộ Trường ĐH Quốc Tế - ĐHQG TPHCM) được phân công vào Tổ kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Krông Nô (Đắk Nông) chia sẻ: “Điểm thi Trường THPT Krông Nô thuộc huyện Krông Nô, huyện vùng sâu, sát địa phận TP Buôn Mê Thuột (nơi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp) và cũng là huyện từng ghi nhận các ca bạch hầu.

Lo lắng rất nhiều nhưng ai cũng quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu. Cả đoàn trước đó được trường cấp phát khẩu trang, nhu yếu phẩm y tế, nước rửa tay tiệt trùng. Các ngày thi, cả tổ đều đến từ sớm để kiểm tra công tác chuẩn bị, về trễ sau khi đề/bài thi được bàn giao và niêm phong cẩn thận, chỉ có rất ít thời gian để tranh thủ ăn uống ngủ nghỉ”.

Chia sẻ về chuyến công tác vừa qua, TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM   (HUFLIT) cho biết: Ban đầu, trường được phân công làm công tác kiểm tra tại hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk cùng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nhưng sau đó do TP Buôn Mê Thuột có dịch Covid-19 nên Bộ GD&ĐT chuyển đoàn kiểm tra thi của hai trường về làm công tác tại Hội đồng thi tỉnh Gia Lai.

“Đi làm công tác trong mùa dịch, cảm giác lo lắng là bình thường. Trước khi đi, nhà trường đã tổ chức chích vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho hơn 40 thành viên của đoàn nên mọi người yên tâm. Các chi phí tiêm vắc-xin, tiền di chuyển ăn ở của đoàn do trường đài thọ. Mặc dù là trường tư thục, nhưng chúng tôi xác nhận làm nhiệm vụ quốc gia, cùng chia sẻ khó khăn chung với ngành nên các thành viên trong đoàn đều hoan hỷ”, TS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

HUFLIT có hơn 40 thành viên, được phân công làm công tác kiểm tra thi tại 15 điểm thi. Gia Lai địa bàn rất rộng, có những điểm thi đoàn làm công tác kiểm tra cách TP Pleiku cả trăm cây số, như điểm thi ở huyện Kbang…

“Khi mới đến hội đồng thi của tỉnh, các thành viên của đoàn rất bỡ ngỡ, tuy nhiên khi về các điểm thi để làm việc, được lãnh đạo, người dân tại các địa phương đón tiếp niềm nở, lo từ phương tiện di chuyển đến chỗ ăn, ở rất chu đáo nên vững tâm. Một số cán bộ tại địa phương có lơ là trong việc đeo khẩu trang, nhưng khi đoàn nhắc nhở thực hiện nghiêm túc tại các điểm thi mà đoàn làm nhiệm vụ”, TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Cán bộ Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Krông Nô thuộc huyện Krông Nô, Đắk Nông.
Cán bộ Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Krông Nô thuộc huyện Krông Nô, Đắk Nông. 

Kết nối, chia sẻ

Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng NLU, đến thời điểm này có thể thở phào nhẹ nhõm về kỳ thi, bởi mấy lý do: Kỳ thi được tổ chức chu đáo, tuân thủ cả về quy chế thi và quy định ngặt về y tế; Thí sinh hài lòng với mục tiêu của mình, cả em chỉ để xét tốt nghiệp hay hướng đến mục tiêu vào trường đại học với các tốp khác nhau. Nhiều GV đại học, THPT và chuyên gia đánh giá cao tính phù hợp của đề thi, sự tin tưởng về kết quả, độ khó, phân hoá nên yên tâm cho việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Nhận định về công tác kiểm tra, TS Trần Đình Lý cho rằng sự tham gia của đoàn các trường đại học tại các địa phương là để phục vụ thiết thực cho chính mình. Địa phương chịu trách nhiệm chính/toàn diện về tổ chức kỳ thi và đã thực hiện rất nghiêm túc, nhưng để mang tính khách quan, phản biện và đáp ứng mục tiêu 2 (xét tuyển vào ĐH, CĐ), sự tham gia của đoàn kiểm tra là cần thiết.

Cán bộ thanh tra hầu hết là những người có kinh nghiệm nên có thể trao đổi thống nhất cách giải quyết các tình huống xảy ra thường xuyên hay đột xuất, vì mục tiêu cao nhất là có một kỳ thi đúng quy chế, trung thực, khách quan, minh bạch, xét tốt nghiệp và xét tuyển đúng người, đúng sức, xứng đáng! 

Tại Gia Lai, ngày kết thúc kỳ thi, cán bộ địa phương chia tay đoàn đầy lưu luyến; có điểm thi ngày hôm sau mới về tới TP Pleiku hội ngộ để cùng về TPHCM. TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách HUFLIT chia sẻ: “Mặc dù, HUFLIT thành lập trên 25 năm nhưng có những điểm thi thầy hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT cho biết lần đầu mới nghe tên HUFLIT. Đây cũng là một trải nghiệm thú vị và chúng tôi hứa với địa phương sau kỳ thi này sẽ trở lại Gia Lai để kết nối, cùng chia sẻ với giáo dục nơi đây…”.

Tôi cảm thấy tự hào vì đã làm tốt nhiệm vụ và tham gia vào kỳ thi với vai trò mới, có nhiều trải nghiệm mới. Đồng thời, rất vui vì công việc này có thể giúp cho kỳ thi được chuẩn bị và tổ chức chu đáo hơn, tránh xảy ra các sai sót đáng tiếc. Thầy Đinh Quốc Minh Đăng 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.