Chuyển hóa thách thức từ già hóa dân số

Già hóa dân số tác động đến hầu hết các lĩnh vực đời sống, có thể gây ra những thách thức và hệ lụy không mong muốn song cũng đem lại nhiều cơ hội mới.

Cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Ảnh minh họa: S.Đ.
Cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Ảnh minh họa: S.Đ.

Áp lực từ vấn đề già hóa dân số

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số người cao tuổi (trên 60 tuổi) của TP Hồ Chí Minh là hơn 841 nghìn người, chiếm tỉ lệ 9,3 - 9,6% trên tổng cơ cấu dân số. Tỷ lệ này năm 2022 là 11,03%. Số liệu này cho thấy, TP Hồ Chí Minh đã bước vào tiến trình già hóa dân số.

Dù chưa có nhiều kết quả nghiên cứu cụ thể về những hệ lụy của quá trình già hóa dân số cho địa phương, song ThS Phạm Chánh Trung, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hồ Chí Minh trao đổi, kinh nghiệm của nhiều quốc gia, cùng những cảnh báo của các chuyên gia cho thấy, quá trình già hóa dân số nhanh sẽ dẫn đến áp lực lên hệ thống an sinh xã hội vốn chưa kịp thích ứng với đặc thù cơ cấu dân số già.

Vấn đề này có thể xuất hiện trên mọi phương diện như: y tế, kinh tế xã hội, hạ tầng dịch vụ cho người cao tuổi. Cùng với đó, xã hội sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động. Đây là thách thức lớn đối với quá trình phát triển.

Dựa trên kinh nghiệm của các nước và dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia, cùng ý kiến phản hồi của người dân, ThS Phạm Chánh Trung cho hay, TP Hồ Chí Minh đã và đang có những bước đi thận trọng trong việc điều chỉnh mức sinh.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, TS Phạm Vũ Hoàng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) nhận định. Già hóa dân số đi kèm với nhu cầu tiếp tục làm việc gia tăng nhưng lại chưa gắn với cải thiện sức khỏe người già.

Nhìn nhận về những thách thức đặt ra đối với vấn đề già hóa dân số, TS Phạm Vũ Hoàng quan ngại, tốc độ già hóa dân số tăng nhanh đồng nghĩa với suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động, dẫn đến kìm hãm năng suất lao động. Đây cũng là thách thức trong việc bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi và vô hình trung gây sức ép với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chuyển hóa thách thức

TS Phạm Vũ Hoàng cho rằng, thời gian tới, những nhà hoạch định chính sách cần tính đến các nhiệm vụ, giải pháp, điều kiện thích ứng với dân số già, chuẩn bị cho một xã hội có dân số già cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội. Cũng cần nhìn nhận người cao tuổi, nhóm dân số già có vai trò, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là chỗ dựa cho thế hệ trẻ, thay vì nhìn nhận chỉ như các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, già hóa dân số cần có vai trò tương xứng với những ảnh hưởng của vấn đề này đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhóm dân số già cũng cần được nhìn nhận như các chủ thể đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, thay vì chỉ như các đối tượng hưởng trợ cấp của xã hội.

Thực tế cho thấy, già hóa dân số đang trở thành xu hướng chung không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu; do vậy, trong phát triển kinh tế-xã hội, cần tính đến cả thời cơ và thách thức mà già hóa dân số mang lại. Cùng với đó, phải bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi, khuyến khích tạo việc làm phù hợp để người cao tuổi vừa có thu nhập cải thiện đời sống, vừa được chăm sóc y tế khi bệnh tật, ốm đau, bảo đảm chất lượng sống.

Ngành y tế luôn quan tâm chăm sóc Người cao tuổi. Ảnh minh họa/gdtd.vn.

Ngành y tế luôn quan tâm chăm sóc Người cao tuổi. Ảnh minh họa/gdtd.vn.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe và xây dựng môi trường sống thân thiện với người cao tuổi cũng cần được chú trọng. Cần hướng tới sự phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến để quá trình già hóa dân số diễn ra một cách năng động, với sự bảo đảm sức khỏe và sự đóng góp tích cực cho xã hội của người cao tuổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo cán bộ chăm sóc và cán bộ chuyên môn y tế trong công tác chăm sóc người cao tuổi.

Theo các chuyên gia dân số, nhu cầu của nhóm dân số già sẽ đem đến những cơ hội như: hình thành các thị trường mới. Để chuyển hóa các thách thức mà già hóa dân số mang lại, việc xã hội hóa và huy động tối đa các nguồn lực đóng vai trò quan trọng để giải quyết và khai thác hiệu quả vấn đề già hóa dân số.

Cũng cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào hạ tầng y tế, văn hóa, xã hội cho người cao tuổi. Sử dụng vốn đầu tư công làm vốn đầu tư ban đầu, tạo sức lan tỏa, thu hút đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm đáp ứng các nhu cầu về y tế, văn hóa ngày càng cao của người cao tuổi.

TS Phạm Vũ Hoàng khuyến nghị, cần xây dựng một hệ thống quỹ hưu trí vững mạnh, giúp người cao tuổi yên tâm với mức sống khi đến tuổi nghỉ hưu; chú trọng cải thiện khả năng bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi. Mạng lưới an sinh xã hội cần được thực hiện và hoàn thiện, giúp người cao tuổi tiếp cận với các dịch vụ xã hội và y tế thiết yếu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.