Chuyên gia y tế hướng dẫn thời điểm cần đến khám khi khó thở, hụt hơi hậu Covid-19

GD&TĐ - Người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh nhưng vẫn mệt mỏi, khó thở kéo dài, thở gấp, hụt hơi khi gắng sức. Triệu chứng khó thở hậu Covid-19 có thể tự hết sau một vài tuần khỏi bệnh nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế cho biết, trong bệnh Covid, virus SARS-CoV-2 tấn công toàn thân, nhưng tập trung chủ yếu ở phổi và hệ hô hấp. Kết quả gây ra nhiều tổn thương vi thể và đại thể, cụ thể: gây rối loạn quá trình trao đổi khí ở các phế nang và hệ mạch máu bao quanh làm mất cân bằng oxy cơ thể; gây tổn thương phổi như viêm phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ… làm mất diện tích trao đổi khí; 

Gia tăng tình trạng viêm toàn thân và tại chỗ của hệ hô hấp gây ra các tổn thương do viêm, rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, rối loạn đông máu làm tắc các vi mạch và nhiều cơ chế đan xen khác, cuối cùng dẫn đến nguồn dung nạp oxy hấp thu vào cơ thể sụt giảm, và hụt hơi khó thở là triệu chứng biểu hiện tình trạng thiếu oxy. 

Sau khi vừa khỏi bệnh Covid, nhưng thực chất các tổn thương như vừa nêu chưa kịp hồi phục hoàn toàn cần phải có thời gian, gây ra rối loạn thông khí hạn chế, vì vậy nguồn cung oxy cho cơ thể chưa kịp đáp ứng đủ được ngay dẫn đến hụt hơi, khó thở.

Triệu chứng khó thở hậu covid như thế nào?

Theo BVĐK Tâm Anh, tình trạng này kéo dài kể cả khi kết quả xét nghiệm âm tính ở người nhiễm Covid-19. Triệu chứng khó thở hậu Covid có thể được mô tả như sau:

Cảm thấy cơ thể nhận không đủ không khí.

Cảm thấy bị chóng mặt hoặc khó thở.

Cảm giác như phần thân trên nặng nề và tay phải xoa lồng ngực để dễ thở hơn.

Cảm thấy cần phải dừng lại thường xuyên trong quá trình hoạt động cho phép bạn thở để bình thường.

Thông tin trên báo chí, PGS.TS Phan Thu Phương, giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một số nghiên cứu cho thấy ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và phổ biến ở những bệnh nhân sau nhiễm Covid-9. Tỉ lệ bệnh nhân gặp tình trạng này chiếm khoảng 42-66% số ca mắc khảo sát được trong vòng 3 tháng sau nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, sau giai đoạn Covid-19 cấp tính, 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực bằng việc khoảng cách đi bộ 6 phút thấp hơn giá trị tham chiếu bình thường. 50-60% những bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 bao gồm: những người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, bệnh thận mãn tính, bệnh gan mãn tính, bệnh máu mãn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch… ; những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm Covid-19; những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cơ bản.

Bác sĩ khuyến cáo, tuy nhiên, không phải ai mắc Covid-19 cũng cần khám hậu Covid-19. Người bệnh khi có bất thường về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19 cần liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn. Ngoài ra cần theo dõi sức khỏe, không nên quá lo lắng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.