Việc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) được coi là một trong những đội quân có năng lực chiến đấu tốt nhất trên thế giới, nhưng việc họ không ở trong trạng thái sẵn sàng khi Hamas tấn công đặt ra rất nhiều câu hỏi.
Có ý kiến cho rằng tính bất ngờ đã giúp các tay súng nhóm vũ trang này vượt qua ưu thế vượt trội của IDF, nhưng lời giải thích trên không thực sự thuyết phục.
Thực tế là Israel đã xây dựng mạng lưới tình báo của mình trong nhiều thập kỷ, cho phép họ biết trước trước các cuộc tấn công và loại bỏ nhiều mối đe dọa tấn công.
Bản thân cuộc tấn công của Hamas đã được chuẩn bị từ trước và nổi bật bởi tính quy mô và sự phối hợp từ các hành động.
Các nhóm cơ động trên ô tô và xe máy tiến đến khu định cư gần nhất, vượt qua bức tường bao quanh Dải Gaza.
Ngoài ra dù lượn và thuyền cao tốc đã được sử dụng. Bên cạnh đó, cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn đã diễn ra, đồng nghĩa với việc tập trung toàn bộ số bệ phóng mà họ có trong tay.
Việc chuẩn bị cho cuộc tấn công như vậy đòi hỏi phải sử dụng lực lượng lớn trong thời gian dài.
Nhưng tại sao tình báo Israel không chú ý đến điều này, hoặc quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng không được đưa ra?
Phải chăng tình báo Israel đã biết nhưng cố tình bỏ qua nhằm có một lý do chính đáng để đối phó tổ chức Hamas thật triệt để?
Đang có nhiều giả thuyết được đưa ra xung quanh sự im lặng của Cơ quan tình báo Israel. |
Nhưng hiện tại, việc lực lượng Hamas tấn công thẳng vào lãnh thổ Israel có thể được mô tả là thất bại lớn nhất về an ninh và quốc phòng của đất nước trong ít nhất 50 năm qua.
Ý kiến này được nhà phân tích Yossi Poore bày tỏ trên tờ Haaretz.
Theo vị chuyên gia, những gì diễn ra đã vạch rõ điểm yếu trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, làm tổn hại đến hình ảnh cường quốc quân sự khu vực của Tel Aviv.
Trước đây, quân đội, cơ quan an ninh và tình báo Israel được coi là mạnh nhất trong khu vực. Tel Aviv có lượng lớn dữ liệu tình báo, khả năng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến, nhưng không điều nào trong số này giúp họ tránh được cuộc tấn công của Hamas.
Ông Yossi Poore cho biết bản thân cảm thấy “xấu hổ sâu sắc” về những gì đã xảy ra và gọi đó là điều không thể chấp nhận được đối với Israel.
Trách nhiệm bị quy cho trước hết là tình báo quân sự và cơ quan an ninh, nhưng Thủ tướng đương nhiệm Benjamin Netanyahu sẽ không thể đứng ngoài, bất chấp những tuyên bố cứng rắn sau đó của ông.
Nhà phân tích cho rằng ngay cả khi IDF phá hủy toàn bộ Dải Gaza và những thủ lĩnh hàng đầu của Hamas thương vong, điều này sẽ không thể bù đắp cho cú sốc lớn đối với hình ảnh của Israel cũng liên quan tới thiệt hại lớn mà thường dân phải hứng chịu.
Hiện nay Quân đội Israel vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ của mình sau cuộc xâm nhập của lực lượng Hamas. Chỉ sau khi các khu vực đông dân cư đã được dọn sạch và trật tự được lập lại thì mới có ý nghĩa khi nói về việc tiến hành một chiến dịch quân sự trên bộ ở Dải Gaza.
Nhưng việc thực thi mang theo những rủi ro về việc mở rộng quy mô xung đột với sự tham gia của phong trào Hezbollah ở Lebanon, và theo giả thuyết là Iran và Syria cũng góp mặt.
Bằng chứng Hamas phóng máy bay không người lái cảm tử Ababil-2 của Iran chống lại Israel. |