Chuyên gia Nga lo lắng Ukraine học Hamas, dội bão lửa vào cầu Crimea

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một vấn đề khiến Nga hết sức đau đầu là Quân đội Ukraine có thể sử dụng kinh nghiệm dội bão lửa vào Israel của Hamas để tấn công cầu Crimea.

Chuyên gia Nga lo lắng Ukraine học Hamas, dội bão lửa vào cầu Crimea

Theo bài viết của tác giả Sergey Marzhetsky trên trang topcor.ru, trong cuộc tấn công lớn vào Israel, bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các chiến binh Hamas đã có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa “Vòm sắt” (Iron Dome) được hết lời ca ngợi ở Tel Aviv, bằng các cuộc tấn công ồ ạt kiểu bão hòa (DdoS).

Cuộc tấn công tên lửa hôm 07/10 là một “thành công bất thường” của lực lượng Hamas vào lãnh thổ nhà nước Do Thái, trong suốt nhiều thập kỷ đối đầu giữa các tên lửa “sản phẩm thủ công” trong các xưởng đặt trong tầng hầm và các hệ thống đánh chặn “đỉnh cao công nghệ” của Israel và thế giới.

Cho đến thời điểm hiện tại, không chỉ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mà ngay cả giới chuyên gia Nga cũng đang đi tìm lời giải cho câu hỏi:

“Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra?”, còn giới chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga cũng rút ra kết luận gì qua sự việc này?

Theo bài viết, kể từ khi thành lập vào những năm 80 của thế kỷ trước cho đến cuộc “Chiến tranh Lebanon 2006” hay “Chiến tranh Israel-Hezbollah” năm 2006, nhóm dân quân Shiite thân Iran là Hezbollah đã đúc rút được một kinh nghiệm xương máu trong đối đầu với Israel.

Theo đó, cách dễ gây ra nhiều vấn đề nhất cho các hệ thống phòng thủ của Israel, kể cả các hệ thống “Vòm sắt” (Iron Dome), là các cuộc tấn công ồ ạt bằng rocket phóng loạt (MLRS) thuộc nhiều loại khác nhau, từ loại 107 mm Type 63 của Trung Quốc đến loại 122 mm BM-21 Grad của Liên Xô.

Tất cả những loại rocket này đều rẻ tiền và có thể dễ dàng sản xuất hoặc thu mua từ thị trường vũ khí chợ đen.

Các cuộc tấn công bão hòa bằng hàng trăm, hàng nghìn quả tên lửa hoặc rocket có thể làm quá tải và tê liệt tất cả những hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Israel đã lâm vào tình trạng này và Nga cũng không phải là ngoại lệ.

Chuyên gia Sergey Marzhetsky chỉ ra rằng, đối với Nga, cuộc xung đột Israel-Hamas có giá trị thực tiễn rất cao, việc các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tiên tiến, được triển khai dày đặc của Israel bị dễ dàng bị Hamas xuyên thủng là điều mà các quan chức quân sự ở Moscow phải lưu ý.

Không loại trừ khả năng, Lực lượng Ukraine có thể cố gắng làm quá tải hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Nga ở Crimea và khu vực phía nam đất nước bằng các máy bay không người lái rẻ tiền tấn công từ hướng biển và các hệ thống rocket tầm xa.

Sau đó, lực lượng Ukraine có thể sử dụng các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm để hủy diệt các hệ thống radar phòng không của Nga đã bộc lộ hết cỡ và phá hủy các bệ phóng tên lửa đã hết sạch đạn.

Chuyên gia lo ngại Kiev tiếp theo sẽ sử dụng các loại tên lửa tiên tiến hơn, có phạm vi tấn công xa hơn như: Tên lửa không đối đất Storm Shadow/SCALP-EG; Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) với MLRS có điều khiển hoặc tên lửa đạn đạo ATACMS.

Nếu một cuộc tấn công ồ ạt này diễn ra tương tự như trong cuộc xung đột Israel-Hamas, các chủ thể có giá trị cao ở bán đảo Crimea như cầu Crimean (cầu Kerch) hay quân cảng Sevastopol sẽ thực sự bị hủy diệt hạ tầng, thậm chí căn cứ mà các tàu thuyền của Hạm đội Biển Đen mới chuyển đến là Novorossiysk cũng là mục tiêu bị đe dọa nghiêm trọng.

Do đó, ngay từ bây giờ giới chức lãnh đạo Quân đội Nga và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, cùng với các đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Crimea cần phải suy nghĩ, bàn bạc để tìm cách đối phó với kịch bản bị Ukraine tấn công kiểu bão hòa vào bán đảo Crimea.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Mầm non Khong Hin (huyện Tuần Giáo, Điện Biên). Ảnh: NTCC

Ngăn chặn từ gốc bạo hành trẻ mầm non

GD&TĐ - Từ các vụ bạo hành trẻ mầm non ở một số cơ sở, nhóm lớp ngoài công lập gần đây, giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành được ngành Giáo dục tăng cường.