Chuyên gia Mỹ khẳng định chỉ cần S-300 cũng đủ hạ F-16

GD&TĐ -Theo chuyên gia quân sự Mỹ Maya Karlin, chỉ cần hệ thống phòng không S-300 cũng đủ đánh bại tiêm kích thế hệ 4 F-16.

Tiêm kích F-16.
Tiêm kích F-16.

Nhận định được Maya Karlin đưa ra trong bài viết trên trang quốc phòng 19FortyFive khi nói về khả năng của F-16 khi phải đối đầu hệ thống phòng không nhiều tầng của Nga, trong đó có S-300.

Maya Karlin cho biết, các máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây gần đây đã được Đan Mạch và Hà Lan chấp thuận giao cho Ukraine sẽ không thể chống lại hệ thống phòng không của Nga.

"Trên thực tế, những máy bay này chưa bao giờ chạm trán với hệ thống phòng không của Nga trong thực chiến. Hơn nữa, những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 này có thể không vượt qua các hệ thống tiên tiến hơn của Nga như S-300", chuyên gia Mỹ lưu ý.

Một khó khăn nữa theo vị chuyên gia này là các phi công Ukraine vốn đã quen lái MiG-29 của Liên Xô sẽ phải đào tạo lại, do bảng điều khiển trên tiêm kích Mỹ hoàn toàn khác với mẫu Liên Xô.

Cùng chung nhận định với Maya Karlin, Trung tướng Douglas Sims, phụ trách tác chiến tại Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng nói rằng: "Điều kiện chiến trường chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng tình hình hiện nay ở Ukraine không phù hợp để triển khai tiêm kích F-16".

Tướng Sims chỉ ra rằng quân đội Nga vẫn duy trì ưu thế áp đảo trên bầu trời so với lực lượng vũ trang Ukraine.

"Nga vẫn có năng lực không quân và phòng không đáng gờm. Số lượng tiêm kích F-16 được cung cấp sẽ không thích ứng với những gì đang diễn ra, dù tình hình có thể thay đổi trong tương lai", ông nói.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây cũng thừa nhận cán cân sức mạnh trên bầu trời Ukraine vẫn đang nghiêng về Nga.

Ngay cả khi tiếp nhận tiêm kích F-16, không quân Ukraine cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với tiêm kích Su-35S, MiG-31 có khả năng phát hiện và phóng tên lửa diệt mục tiêu từ cách hơn 200 km

Lưới phòng không dày đặc dưới mặt đất của Nga, với nòng cốt là các hệ thống như S-400 và Buk-M3, cũng có thể đánh chặn F-16 từ trước khi chúng tiếp cận được vị trí khai hỏa, hoặc buộc phi cơ Ukraine bay thấp để tránh bị phát hiện và hạn chế đáng kể tầm bắn của vũ khí mang theo.

Giới chức Ukraine những tháng qua liên tục đề nghị phương Tây viện trợ tiêm kích tiên tiến, đặc biệt là mẫu F-16 do Mỹ sản xuất. Biên chế F-16 là sự nâng cấp đáng kể cho không quân Ukraine, vốn đang sử dụng những chiến đấu cơ từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên, hàng loạt quan chức và chuyên gia phương Tây cho rằng hạ tầng tại Ukraine không đủ điều kiện để vận hành F-16, cũng như mẫu tiêm kích này khó mang lại ưu thế nổi bật hoặc thay đổi đáng kể cục diện chiến sự.

Clip Tổng thống Ukraine Zelensky tham quan F-16 tại căn cứ của Đan Mạch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.