Chuyên gia "mách" cách xử trí khi con đánh bạn

Theo TS. Hương, trong câu chuyện của chị Hà, nếu em gái bị bắt nạt, đương nhiên anh sẽ phải bảo vệ. Vấn đề là cách thức bảo vệ của anh thế nào để không bạo lực nhưng vẫn an toàn cho cả 2 anh em.  

Chuyên gia "mách" cách xử trí khi con đánh bạn

“Bọn trẻ không nên học hành xử bạo lực. Có nhiều cách thức để tự vệ và bảo vệ người thân. Khi bị bắt nạt đứa trẻ nên có cách thức tự vệ hợp lý. Thực tế rằng, chỉ cần có thái độ cứng rắn một chút thì đối phương cũng đã chùn bước rồi”, TS. Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Theo TS. Hương, trong câu chuyện của chị Hà, nếu em gái bị bắt nạt, đương nhiên anh sẽ phải bảo vệ. Vấn đề là cách thức bảo vệ của anh thế nào để không bạo lực nhưng vẫn an toàn cho cả 2 anh em.

“Trong trường hợp này, theo tôi, chị nên cho 2 anh em đi học chút võ thuật để biết cách tự vệ. Trong võ thuật không phải chỉ có sử dụng bạo lực để giải quyết. Chỉ cần một chút cách thức xử lý hợp lý cũng đã ổn thỏa. Ví dụ: khi bị giật túi, hầu hết nạn nhân sẽ ngã, rách túi, mất đồ. Nhưng nếu đang đị bộ mà bị giật túi, bạn chỉ cần ngồi xụp xuống là đối phương sẽ bị ngã, bạn an toàn và túi vẫn còn nguyên.

Khi cho con theo các lớp học võ, con sẽ học được thêm cả các cách thức giữ bình tĩnh và nghĩ cách xử lý tình huống hợp lý mà không cần sử dụng đến bạo lực”, TS. Hương chia sẻ.

Chuyen gia

Cho con theo các lớp học võ, con sẽ học được thêm cả các cách thức giữ bình tĩnh và nghĩ cách xử lý tình huống hợp lý mà không cần sử dụng đến bạo lực (Ảnh minh họa)

Còn theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tâm lý tình yêu – hôn nhân, nếu con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ hãy trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô để họ để ý kịp thời tới con mình. Cha mẹ có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con mình để hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp.

Bà Hà cũng chia sẻ rằng, có những phụ huynh dạy con đối phó rất sai lầm như: nên im lặng, một điều nhịn là chín điều lành, quả nhiên, đứa trẻ đó ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Có nhiều phụ huynh còn dạy con đánh trả lại, đó cũng không phải là điều hay, chẳng khác gì bố mẹ gieo vào đầu con trẻ quan niệm dùng vũ lực để giải quyết.

Điều cha mẹ nên làm là khuyên con bình tĩnh, cương quyết “dằn mặt” trẻ bắt nạt mình bằng chiêu: nhìn thẳng vào họ và dõng dạc nói “không được trêu tớ nữa”. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn, thầy cô và bố mẹ sẽ có biện pháp can thiệp. Nhiều trường hợp trẻ vì xấu hổ hoặc lý do gì đó mà không nói với người lớn. Vì thế gia đình và nhà trường cần chú ý để tâm tới sự khác lạ ở trẻ. Cha mẹ cần lắng nghe và chủ động hỏi han con, việc lắng nghe và động viên hỏi thăm con không chỉ có lợi trong trường hợp trẻ bị bắt nạt mà còn có lợi trong mọi vấn đề mà con gặp phải.

Trang bị cho con những cách đối phó với việc này: Cách chọn bạn, tránh xa những bạn không tốt, mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp, cho con học võ. Dạy con đi đâu cũng nên đi đông, tránh đi một mình vào chỗ khuất tầm nhìn của người lớn và tuyệt đối không đáp trả bạn bằng vũ lực.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.