Chuyên gia hướng dẫn chi tiết điều trị người mắc Covid-19 tại nhà

GD&TĐ - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và sự lan rộng của biến chủng Omicron, phần lớn các tỉnh, thành phố trên cả nước đã áp dụng biện pháp cho F0 điều trị tại nhà nhằm giảm tải cho điều trị tuyến trên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng y tế cơ sở, các y bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành và việc lưu hành thuốc kháng virus điều trị Covid-19, việc điều trị F0 tại nhà đã góp phần to lớn trong thành công khống chế dịch bệnh, hạn chế số ca trở nặng và tử vong, thể hiện sự thích ứng an toàn, linh hoạt nhằm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Tuy nhiên, hiện một số lớn bệnh nhân vì nhiều lý do không tìm sự hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên y tế, thay vào đó là tìm hiểu thông tin điều trị qua các nguồn không chính thống trên internet hoặc lan truyền các đơn thuốc, biện pháp điều trị không được kiểm duyệt.

Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng tung thông tin giả nhằm mục đích bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe không được kiểm định, gây bất cập, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân cũng như tăng tình trạng khan hiếm những mặt hàng thiết yếu phục vụ điều trị.

Thêm vào đó, việc gia tăng số ca mắc Covid-19 là trẻ em và phụ nữ có thai - khối đối tượng cần chăm sóc đặc biệt cũng là mối quan tâm lớn của cộng đồng.

Nhằm hỗ trợ các bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là góp phần chăm sóc, bảo vệ khối đối tượng yếu thế, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã ban hành 3 bộ Sổ tay hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà gồm Sổ tay chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà; Sổ tay sử dụng thuốc an toàn tại nhà; Sổ tay chăm sóc sức khỏe thai phụ trong dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú chia sẻ: Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, dự đoán số ca mắc Covid-19 sẽ có chiều hướng tăng nhanh trên cả nước, Thường trực Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai phối hợp với các đơn vị chuyên môn khẩn trương hoàn thành bộ 3 sổ tay nhằm cung cấp thêm công cụ cho các y bác sĩ và tình nguyện viên Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành và y tế cơ sở trong việc hỗ trợ bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Bộ 3 sổ tay góp phần chủ động các biện pháp phòng, tránh, chăm sóc đối với các khối đối tượng nguy cơ, đối tượng cần quan tâm đặc biệt như người có bệnh lý nền, bệnh nhi, thai phụ cũng như cung cấp kiến thức sử dụng thuốc và các công cụ hỗ trợ điều trị khi những sản phẩm này trở lên dễ tiếp cận hơn với người dân.

Bộ sổ tay được trình bày đơn giản, dễ hiểu, khoa học, với nhiều hình ảnh trực quan, gần gũi, nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ, ngoài ra còn cung cấp nhiều tiện ích như hệ thống bảng theo dõi, bảng vi chất đã được đo lường khoa học, chi tiết, kèm theo hệ tham chiếu tính theo các đơn vị tương ứng, tác dụng cụ thể…

Đây là kết quả của sự nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn chăm sóc hơn 40% số bệnh nhân F0 cả nước, được chỉ định điều trị tại nhà. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tham khảo, lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia đầu ngành để trong thời gian ngắn hoàn thành bộ tài liệu hoàn chỉnh này.

Thời gian tới, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp triển khai Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tại nhiều địa phương có dịch bùng phát, cùng các đội hình phản ứng nhanh hỗ trợ khẩn cấp bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Dự kiến từ tháng 4/2022, Hội sẽ cho ra mắt Sổ tay chăm sóc sức khỏe hậu Covid và tổ chức các đợt khám sức khỏe Hậu Covid trên cả nước, tất cả vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, vì một Việt Nam khỏe mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.