Kinh nghiệm và giải pháp
Vấn đề trẻ mầm non có đủ tố chất cần thiết bảo để vào học lớp 1 là một trong những nội dung quan trọng được Bộ GD&ĐT xác định rõ, việc cần làm trong hoạt động chuyên môn cấp học. Bàn về nội dung này, đại diện các trường, các Sở GD&ĐT và chuyên gia độc lập đã cùng thảo luận về thực trạng và đề xuất giải pháp về việc bảo đảm liên thông giữa mầm non và tiểu học trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1.
Chuyên gia Nguyễn Thị Hòa, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đưa ra kinh nghiệm trong đào tạo sinh viên ngành GD tiểu học đảm bảo liên thông giữa GDMN và GD tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào lớp 1. GS.TS Huỳnh Văn Sơn và TS Nguyễn Thị Xuân Yến, Trường ĐH sư phạm Tp Hồ Chí Minh, bàn về đường phát triển năng lực của trẻ em 5-6 tuổi và việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non, sẵn sàng hỗ trợ trẻ em vào lớp 1.
Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. |
Tham luận về chương trình đào tạo, TS Lê Ngọc Tường Khanh, Trường ĐH sư phạm Tp Hồ Chí Minh ý kiến về việc liên thông cho trẻ từ bậc học mầm non lên tiểu học từ chương trình đào tạo. Các tác giả Nguyễn Tuấn vĩnh, Trần Viết Nhi, Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Thị Tường Vi đến từ Trường ĐH Sư phạm ĐH Huế nêu quan điểm đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng tính liên thông trong giáo dục cho trẻ mầm non và tiểu học. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vi, khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ Dầu Một đưa ra một số giải pháp đào tạo giáo viên mầm non đảm bảo liên thông giữa GDMN và GD tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào lớp 1.
Đại diện các trường cao đẳng đào tạo GV mầm non, TS Nguyễn Thị Hồng Vân, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương ý kiến về công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Tp Hồ Chí Minh đưa ra Kinh nghiệm và một số giải pháp đảm bảo tính liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào lớp 1. ThS Nguyễn Đức Thới, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Nha Trang trình bày về công tác đào tạo bồi dưỡng đảm bảo liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào lớp 1 tại trường này.
Thực tế quản lý chỉ đạo
Chuyên gia Ngô Hiền Tuyên đến từ Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT ý kiến về việc quản lý chỉ đạo đảm bảo tính liên thông chương trình mầm non và tiểu học. Đại diện Phòng GD&ĐT quận 1, TP Hồ Chí Minh đưa ra kinh nghiệm và giải pháp bồi dưỡng đội ngũ, chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, từ thực tế ý kiến về công tác chỉ đạo việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
Cần chuẩn bị tâm thế tốt nhất để trẻ sẵn sàng, tự tin bước vào lớp 1. |
Từ cơ sở, đại diện Trường mầm non Hoa Mai, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho rằng cần phải bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình GDMN, chuẩn bị trẻ em sẵn sàng vào lớp 1. Cô giáo Phan Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội ý kiến về kinh nghiệm và giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo liên thông giữa mầm non và tiểu học hỗ trợ trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Đại diện Trường mầm non Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ý kiến về công tác chỉ đạo phải bảo đảm liên thông thực hiện chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào lớp 1.
Cô giáo Trần Thị Thanh Hương, giáo viên Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão, Bố Trạch, Quảng Bình đưa ra vấn đề quản lý chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình GDMN đảm bảo liên thông với GD tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh Lưu Thị Phương ý kiến về công tác quản lý chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đảm bảo tính liên thông giữa GDMN và GD tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.
Chuyên gia và cán bộ giáo viên tham gia Hội thảo tại Tp Huế. |
Từ kinh nghiệm thực tế, cô giáo Trần Thị Tương Giao, Trường mầm non Trúc Xanh, Bà Rịa – Vũng Tàu ý kiến về việc xây dựng môi trường và phương pháp giáo dục hiệu quả, đảm bảo tính liên thông giữa trường mầm non và tiểu học, giúp trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Trường mầm non Hoa Sen, tỉnh Bình Phước ý kiến về phương pháp, hình thức và thiết kế môi trường học tập đảm bảo hiệu quả tính liên thông giữa GDMN và GD tiểu học.
Phát biểu dề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bá Minh -Vụ trưởng Vụ GD Mầm non, cho rằng: Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học lớp 1 ở Tiểu học là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự chuyển qua một giai đoạn mới – một môi trường sống mới và những điều kiện hoạt động mới. Nếu trẻ có được những tiền đề cần thiết hay còn gọi là sự chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp 1, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là nhiệm vụ quan trọng của GDMN, điều này thể hiện rõ trong mục tiêu của GDMN, nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.