Chuyên gia cảnh báo: Đừng hiểu nhầm uống rượu xong uống bia để giải độc

Bác sĩ Lương Quốc Chính (khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: Người dân không nên hiểu nhầm việc uống rượu xong có thể uống bia để giải độc.

Chuyên gia cảnh báo: Đừng hiểu nhầm uống rượu xong uống bia để giải độc

Ngày 10/1, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị xác nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong) bị ngộ độc rượu nặng hiện đã hồi phục sau khi nằm điều trị tại bệnh viện. Để cứu bệnh nhân Nhật, các bác sĩ đã dùng đến 15 lon bia truyền vào cơ thể bệnh nhân để giải độc.

Trước thông tin trên, nhiều người lại hiểu rằng có thể uống bia để giải độc rượu. BS. Lương Quốc Chính (khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai) thông tin với baotintuc.vn, cách hiểu trên là không đúng và suy nghĩ như vậy rất nguy hiểm.

BS. Lương Quốc Chính cho biết: Dùng gần 5 lít bia truyền vào dạ dày kết hợp việc lọc máu để cứu bệnh nhân ngộ độc rượu nguy kịch là một giải pháp “câu giờ” để can thiệp một cách đặc hiệu tích cực hơn, bệnh nhân sống được là nhờ lọc máu. Trường hợp này là bệnh nhân ngộ độc rượu có chứa methanol (cồn công nghiệp rất độc).

Việc sử dụng ethanol để giải độc methanol đã được sử dụng cấp cứu trong trường hợp nguy cấp trên, nhưng không thể coi là một giải pháp, bởi vì nếu dùng rượu không kiểm soát thì dù có đổ đầy rượu vào thì vẫn chết người nếu không lọc máu. Vì vậy, người dân không nên hiểu nhầm việc uống rượu xong có thể uống bia để giải độc.

Sức khỏe - Chuyên gia cảnh báo: Đừng hiểu nhầm uống rượu xong uống bia để giải độc

Người dân không nên hiểu nhầm việc uống rượu xong có thể uống bia để giải độc.

Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định chia sẻ với VnExpress, có hai loại rượu thường thấy là rượu ethanol làm từ ngũ cốc dùng để uống; rượu methanol chỉ dùng trong công nghiệp vì rất độc với người.

"Khi trong cơ thể có đồng thời hai loại rượu ethanol và methanol, gan sẽ ưu tiên xử lý ethanol trước", bác sĩ Ân cho biết. "Điều này giúp các bác sĩ có thời gian để giải độc methanol cho bệnh nhân".

Biện pháp truyền ethanol và fomepizole được chỉ định nếu bệnh nhân có bệnh sử uống methanol, nồng độ methanol > 20mg/dL hoặc bệnh nhân có bệnh sử nghi ngờ ngộ độc methanol... Đồng thời, bệnh nhân cần được lọc máu để tách methanol ra ngoài.

Phân tích việc sử dụng bia để giải ngộ độc rượu ở Quảng Trị, tiến sĩ Huỳnh Văn Ân cho biết cách này có cơ sở. Nguyên tắc của phác đồ điều trị là dùng ethanol để chữa ngộ độc methanol. Bia thường có tỷ lệ ethanol chừng 5-8% tuỳ loại. Nếu dùng rượu có ethanol 43% hoặc 100% thì khối lượng dùng cho bệnh nhân sẽ ít hơn.

Tuy nhiên bác sĩ Ân cảnh báo người dân không được hiểu là "chữa say rượu bằng uống bia". Nếu không có chẩn đoán ngộ độc methanol, khi thấy người say rượu mà tự ý cho uống thêm bia sẽ làm tình trạng nặng hơn. Quyết định truyền bia, truyền lượng bao nhiêu và mấy lần cho người bị ngộ độc, phải được bác sĩ tính toán cụ thể dựa vào tình trạng của người bệnh.

ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cũng đồng tình: “Việc xác định bệnh là do bác sĩ chẩn đoán, sau đó điều trị theo phác đồ, có tính toán, có liều lượng theo cơ sở khoa học. Người dân tuyệt đối không tự làm theo, bắt chước theo có thể gây nguy hại”.

Bệnh nhân ngộ độc methanol thường có triệu chứng say, sau đó tỉnh lại rồi hôn mê hoặc mờ mắt sau khi tỉnh dậy. Nếu thấy người nhà bị say lâu cần đưa ngay vào viện. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bia rượu, không dùng đồ uống không có nguồn gốc rõ ràng.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.