Chuyên gia bàn về tác động của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở

GD&TĐ - Các chuyên gia từ Trường ĐH Luật TPHCM đã phân tích tác động của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 đến thị trường bất động sản.

Chuyên gia bàn về tác động của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở

Ngày 10/7, Khoa Luật Thương mại Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức Hội thảo “Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và những tác động đến thị trường bất động sản” .

Hội thảo thu hút gần 300 chuyên gia, giảng viên, luật sư, công chứng viên, học viên, sinh viên quan tâm tham dự.

PGS.TS Hà Thị Thanh Bình, Trưởng Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TPHCM cho biết, cùng với Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 là ba đạo luật quan trọng, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bất động sản, tác động đến việc tiếp cận bất động sản của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Trong đó, nội dung của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 có nhiều điểm mới tiến bộ, đảm bảo minh bạch thị trường bất động sản và chính sách nhà ở.

Việc nghiên cứu chuyên sâu những nội dung của hai đạo luật này và dự báo, đánh giá tác động của chúng đến thị trường bất động sản là hết sức cần thiết.

1 (1).jpg
PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Luật Thương mại phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: HCMULAW)

Bàn về “Trách nhiệm công khai thông tin của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023”, ThS Hoàng Thị Biên Thùy, Giảng viên Khoa Luật Thương mại và nhóm tác giả cho rằng: Trách nhiệm công khai thông tin của chủ đầu tư là hoạt động quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường bất động sản.

Do đó, pháp luật đã có những quy định cơ bản nhằm đảm bảo hoạt động công khai trên thực tế được thực hiện có hiệu quả.

Với sự ra đời của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và Luật Nhà ở năm 2023, quy định pháp luật về trách nhiệm công khai thông tin của chủ đầu tư đã có sự thay đổi và tiến bộ nhất định. Theo đó, không những ghi nhận đầy đủ, chi tiết hơn so với các văn bản trước đây, các quy định đã đổi mới hướng tiếp cận, góp phần nâng cao tính ứng dụng.

Pháp luật ghi nhận ba vấn đề chủ yếu bao gồm nội dung thông tin, thời điểm, trách nhiệm cập nhật, tiêu chí, hình thức và phương tiện công khai.

3 (1).jpg
PGS.TS Lưu Quốc Thái trình bày tham luận tại hội thảo. (Ảnh: HCMULAW)

Tiếp đó, tham luận “Điều kiện kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023” của PGS.TS. Lưu Quốc Thái, Giảng viên Khoa Luật Thương mại có góc tiếp cận khác.

Theo PGS.TS Lưu Quốc Thái, kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã chứng minh được những ưu điểm của nó trong thực tiễn. Đó là lý do mà nhiều nước phát triển trên thế giới cho phép thực hiện hình thức kinh doanh này.

Để hạn chế những mặt tiêu cực và đảm bảo an toàn cho khách hàng, Luật kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã có nhiều quy định mới để kiểm soát hoạt động mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, như: vấn đề đặt cọc, bảo lãnh, thanh toán hay yêu cầu chủ đầu tư phải giải chấp...

Tuy nhiên, một số quy định mới cũng còn gây băn khoăn về việc đảm bảo an toàn cho khách hàng, như: vấn đề bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trở thành điều kiện tự nguyện chứ không phải bắt buộc như trước đây mà chưa có giải pháp thay thế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lạc quan trong thận trọng

GD&TĐ - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố dự báo mới về tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới cùng những nền kinh tế lớn cho năm 2024, 2025.

Số lượng du học sinh tại Hà Lan tăng đột biến.

Hà Lan tăng cường kiểm soát du học sinh

GD&TĐ - Chính phủ Hà Lan thông báo sẽ tiếp tục giảm số chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Anh nhằm tăng cường kiểm soát số lượng sinh viên quốc tế.

Lắp đặt mái xếp