Chuyển đổi số ngành Giáo dục: Cần đầu tư xứng tầm

GD&TĐ - “Chuyển đổi số, hay số hóa là một đặc điểm cơ bản của nhà trường tương lai trong xã hội số hóa. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu của nhà trường” – quan điểm của TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam, CHLB Đức.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

TS Nguyễn Văn Cường cho biết: Hiện nay, các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển đều có những chính sách thúc đẩy việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; bao gồm chương trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, trang bị cơ sở vật chất về kỹ thuật số cho nhà trường. Việt Nam, Bộ GD&ĐT cũng đang thực hiện các chính sách theo hướng đó.

“Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học là bắt buộc ở THCS và là môn tự chọn ở THPT. Đó cũng là sự đổi mới theo xu hướng tăng cường giáo dục công nghệ thông tin. Ngoài ra, ứng dụng CNTT cần được thực hiện trong nhiều môn học khác nhau.

Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc sử dụng CNTT. Việc phát triển năng lực CNTT cho học sinh cần được thực hiện qua môn Tin học và cả các môn học khác. Việc này đòi hỏi nhà trường cần được trang bị cơ sở hạ tầng phù hợp, ví dụ các phòng học máy tính, trang thiết bị CNTT và các phần mềm dạy học” – TS Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

Liên quan đến quy định sử dụng điện thoại di động đối với học sinh trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, TS Cường cho rằng, điều chỉnh của Bộ GD&ĐT là phù hợp với mục tiêu tăng cường năng lực sử dụng CNTT cho học sinh. Điện thoại di động ngày nay có thể được sử dụng như một phương tiện dạy học trong nhà trường. Tất nhiên, việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học vẫn cần có sự kiểm soát của giáo viên và chỉ phục vụ mục tiêu học tập.

“Ở các nước phát triển hiện nay cũng có quy định tương tự như vậy. Như ở Đức, học sinh bị cấm sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ học. Nhưng học sinh được mang điện thoại đến trường và được sử dụng trong giờ học khi được phép của giáo viên. Học sinh nào để điện thoại có chuông hoặc tin nhắn cá nhân trong giờ học thì bị xử lý và vi phạm nội quy lớp học. Học sinh cũng không được tự ý mang điện thoại cá nhân sử dụng trong lớp học. Vì vậy, trong giờ học, học sinh phải để điện thoại ở chế độ im lặng trong cặp sách và không sử dụng. Giờ học nào được giáo viên cho phép hay yêu cầu thì học sinh sẽ sử dụng điện thoại cho việc học tập. Trong giờ nghỉ, học sinh có quyền sử dụng điện thoại cá nhân” – TS Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

TS Nguyễn Văn Cường khẳng định, việc cấm sử dụng điện thoại một cách cứng nhắc không còn phù hợp nữa, vì hiện nay điện thoại di động có thể được sử dụng như một phương tiện hữu ích. Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học là phù hợp với xu thế hiện nay.

Vấn đề là các nhà trường cần có các biện pháp phù hợp để vừa đáp ứng mục tiêu dạy học vừa quản lý được việc sử dụng điện thoại của học sinh. Để quản lý, nhà trường cần có quy định rõ ràng, phổ biến cho học sinh và giáo viên cần duy trì quy định này, cũng như yêu cầu học sinh nghiêm túc chấp hành. Kinh nghiệm cho thấy là quy định này sẽ được vận hành tốt ở trường phổ thông” – TS Nguyễn Văn Cường nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.