Chuyển đổi SGK mới sang sách chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị

Chuyển đổi SGK mới sang sách chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị

Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Tổ chức CMB, Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Dự án Đổi mới giáo dục phổ thông RGEP, Sở GD&ĐT Hà Nội, một số nhà xuất bản và trường có học sinh khiếm thị.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, việc chuyển đổi SGK chữ nổi Braille và chữ to cho học sinh khiếm thị là cần thiết và có ý nghĩa, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cũng theo Thứ trưởng, ngày 30/8/2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư Ban hành Quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật. Bộ chuẩn với 888 kí hiệu và 96 quy tắc viết các kí hiệu Braille chữ cái, kí hiệu dùng trong văn bản, kí hiệu Braille Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Âm nhạc đã được điều chỉnh, bổ sung, xây mới.

Đây là căn cứ thống nhất để các cơ sở chuyển đổi và in SGK cho học sinh mù. Các trường học có học sinh khiếm thị trên cả nước có sự thống nhất dùng chung các kí hiệu trong các môn học.

Chia sẻ về quy trình chuyển đổi sách chữ nổi, PGS.TS. Phạm Minh Mục - Trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia – đề xuất 8 bước, gồm: Lựa chọn SGK chuyển đổi; nguyên cứu SGK; thực hiện chế bản SGK (chế bản kênh chữ, chế bản kênh hình, biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng SGK chữ nổi); thành lập Hội đồng thẩm định sách chữ nổi (Hội đồng do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quyết định thành lập); điều chỉnh, sửa chữa sau thẩm định; tiến hành in và làm sách chữ nổi (bản mẫu); đọc và chỉnh sửa bản mẫu; in đại trà.

Riêng với công đoạn nghiên cứu SGK, PGS Phạm Minh Mục đưa ra 2 hoạt động. Đầu tiên là đọc nội dung kênh chữ, phân loại và lựa chọn những nội dung không phù hợp với con đường tiếp nhận thông tin bằng thị giác, biên tập điều chỉnh thông tin trên cho phù hợp với con đường tiếp nhận thông tin bằng thính giác và xúc giác.

Sau đó là nghiên cứu tranh, hình ảnh minh họa, phân loại những tranh hình nào chuyển đổi từ không gian 1 chiều sang không gian 2 chiều. Với những tranh, hình quyết định chuyển đổi thì tiến hành nghiên cứu và đưa ra quyết định điều chỉnh như thế nào; những chi tiết nào cần giữ lại, những chi tiết nào cần loại bớt và viết phần hướng dẫn “quan sát tranh”. Với những tranh ,hình không chuyển đổi thì viết phần mô tả tranh.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng chia sẻ về thực trạng SGK cho học sinh mù, học sinh nhìn kém và sách chữ to cho học sinh khiếm thị; kinh nghiệm trong chuyển đổi SGK cho học sinh mù và học sinh nhìn kém; trao đổi về việc chuyển đổi SGK mới sang sách chữ nổi Braille và chữ to cho học sinh khiếm thị…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.