Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé (Điện Biên) không ngừng tăng lên.

Đời sống người dân các dân tộc ở Mường Nhé không ngừng tăng lên.
Đời sống người dân các dân tộc ở Mường Nhé không ngừng tăng lên.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc...

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Từ thực tế này, những năm qua, huyện Mường Nhé đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới.

Nhất quán quan điểm về công tác dân tộc, cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể của huyện Mường Nhé đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hình thức dân chủ đại diện được phát huy, chất lượng hiệu quả hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp được nâng lên, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng; phát huy vai trò của Nhân dân được bàn bạc, biểu quyết, kiểm tra, giám sát những việc thiết thực gắn liền với quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân theo quy định của pháp luật (dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra) như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, các chương trình dự án, chính sách đã và đang triển khai trên địa bàn.

Đa số Nhân dân đã tự ý thức được quyền làm chủ của mình, góp phần vào xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.

dan-toc-muong-nhe-3.jpg
Triển khai dự án cấp téc chứa nước hỗ trợ đồng bào nghèo ở Mường Nhé.

Huyện Mường Nhé cũng ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc của Đảng, Nhà nước tiếp tục xây dựng. Điển hình như kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 2214/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg... giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

dan-toc-muong-nhe-1.jpg
Cấp gạo cứu đói cho đồng bào nghèo ở Mường Nhé.

Trong công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi, huyện Mường Nhé đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Trung ương về công tác dân tộc trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, Lực lượng Vũ trang và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm để tổ chức đạt hiệu quả tốt về vấn đề này.

Các cơ quan, phòng ban, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện nhằm khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong công cuộc đổi mới.

Cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập trung hướng về cơ sở, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Song song với việc thực hiện các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện, UBND huyện Mường Nhé luôn xác định công tác dân tộc, thực hiện chính dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị.

Từ đó tiếp tục quan tâm chỉ đạo, huy động nguồn để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ phát triển sản xuất, tích cực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

dan-toc-muong-nhe-4.jpg
Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.783 téc nước/1.783 hộ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Từ những mục đích tốt đẹp trong công tác dân tộc, huyện Mường Nhé luôn không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hoá, tập quán từng dân tộc.

Theo ông Thào A Dế - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, thời gian gần đây, cơ cấu kinh tế tại Mường Nhé tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; đã giảm dần ở khu vực nông, lâm nghiệp; tăng dần ở khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, người dân đồng thuận.

Việc chuyển đổi các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế được nhiều nông dân ủng hộ, tập trung thực hiện.

Đây là sự thay đổi, chuyển biến trong cách nghĩ, cách nhìn của người nông dân từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, dần thay thế những sản phẩm cây trồng có sản lượng, giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có sản lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường.

Yếu tố này còn là cơ sở giúp ngành nông nghiệp có những định hướng hợp lý để duy trì, phát triển nông, lâm nghiệp của huyện được bền vững và tương xứng với tiềm năng lợi thế huyện Mường Nhé.

dan-toc-muong-nhe-2.jpg
Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Sùng A Chỉa, bản Nậm San, xã Mường Nhé.

Năm 2023, huyện Mường Nhé có 123 hộ gia đình được hỗ trợ theo Chương trình MTQG với số tiền 4,7 tỷ đồng, sắp xếp ổn định dân cư điểm bản Mường Nhé 2, Mường Toong 6; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.783 téc nước/1.783 hộ với số tiền 8,9 tỷ đồng.

Các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đầu tư xây dựng như: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, điện thắp sáng...

Đến nay, huyện Mường Nhé đang từng bước hình thành và phát triển vùng trồng dược liệu quý, chăn nuôi đại gia súc theo hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt tập trung, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế...

Không những thế, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Nhé cũng “xắn tay” vào cuộc.

Điển hình như việc ban hành các Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hoá, tập quán từng dân tộc như: Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 19/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 19/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về việc chăn nuôi đại gia súc theo hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt tập trung, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 19/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.