Chương trình Toán học Phần Lan đến Việt Nam

GD&TĐ - Chương trình Toán Eduten đã được trên 70% trường học tại Phần Lan và trên 52 quốc gia áp dụng giảng dạy được áp dụng tại Việt Nam.

Hệ thống giáo dục Lê Quý Đôn cùng Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội đã ký kết hợp tác toàn diện triển khai nền tảng giáo dục Eduten với Commonwealth.
Hệ thống giáo dục Lê Quý Đôn cùng Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội đã ký kết hợp tác toàn diện triển khai nền tảng giáo dục Eduten với Commonwealth.

Hệ thống giáo dục Lê Quý Đôn cùng Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội đã ký kết hợp tác toàn diện triển khai nền tảng giáo dục Eduten với Commonwealth - Đại diện ủy quyền của chương trình tại Việt Nam.

Chương trình Toán Eduten xuất phát từ Trường Đại học Turku, Phần Lan - đây là trường đại học xếp hạng 1% các trường đứng đầu trên thế giới. Hiệu quả của chương trình đã được chứng minh giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh, mang lại niềm vui cho giáo viên và giảm đi nỗi lo sợ học toán.

Eduten đạt giải thưởng giáo dục UNESCO ICT 2020 cho việc sử dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện có trên 70% trường học tại Phần Lan và trên 52 quốc gia áp dụng giảng dạy Chương trình Toán Eduten.

Đánh giá về việc Chương trình Toán Eduten được giảng dạy tại Việt Nam, ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho rằng, đây sẽ là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của người học và là một trong những sự kiện thúc đẩy hơn nữa hợp tác về giáo dục giữa hai nước.

Trước đó, từ đầu năm học 2023-2024, hệ thống giáo dục Lê Quý Đôn và Trường liên cấp Việt - Úc Hà Nội đã ký kết hợp tác và ứng dụng chương trình toán Eduten, Phần Lan vào chương trình học. Kết quả cho thấy Chương trình Eduten đã giúp nâng cao khả năng học Toán cho học sinh, giúp các em hào hứng hơn với môn Toán.

Không chỉ ở bậc phổ thông, mới đây các trường mầm non trong hệ thống cũng đã bắt đầu trải nghiệm chương trình Toán tư duy Eduten.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.