Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mang tính khả thi cao

GD&TĐ - “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể khi được chính thức ban hành, triển khai thực hiện sẽ có tính khả thi cao trên bình diện cả nước cũng như riêng với Quảng Ninh” - Bà Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh nhận xét.
Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy và học nhằm phát huy tối đa khả năng học sinh là một trong những yêu cầu trong giáo dục phổ thông
Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy và học nhằm phát huy tối đa khả năng học sinh là một trong những yêu cầu trong giáo dục phổ thông

Bà có thể cho biết đội ngũ cán bộ, giáo viên tỉnh Quảng Ninh đón nhận tinh thần của bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) tổng thể mà Bộ GD&ĐT vừa công bố như thế nào? Bà có nhận định gì về bản dự thảo này?

- Tôi khẳng định đây là công trình khoa học đã được Bộ GD&ĐT triển khai trong 2 năm qua với sự tham gia của tập thể các nhà khoa học giáo dục, các giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 

Dự thảo được xây dựng theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Nghị quyết số 29-NQ/TW; theo định hướng xây dựng chương trình, SGK mới của Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Quyết định số 404/QĐ-TTg; kế thừa những thành tựu từ CTGDPT hiện hành đồng thời tiếp thu kinh nghiệm và xu thế quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo, Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã gửi toàn văn Dự thảo CTGDPT tổng thể cùng với Tài liệu hỏi – đáp về chương trình tới các cơ sở giáo dục phổ thông, các Phòng GD&ĐT để phổ biến, nghiên cứu và tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo chương trình. 

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh rất phấn khởi đón nhận tinh thần của bản dự thảo chương trình. 

Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta xây dựng một CTGDPT tổng thể trước khi xây dựng các chương trình môn học cho mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. 

Theo tôi, CTGDPT tổng thể khi được chính thức ban hành, triển khai thực hiện sẽ có tính khả thi trên bình diện cả nước cũng như riêng với Quảng Ninh.

Theo bà, các nhà trường ở Quảng Ninh có gặp khó khăn gì khi triển khai CTGDPT mới và địa phương đã chuẩn bị gì cho việc xây dựng các chương trình môn học và các hoạt động giáo dục dự kiến sẽ theo định hướng trong dự thảo Chương trình tổng thể này?

- Mặc dù là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhưng do điều kiện địa hình nên tính đặc thù về vùng miền của Quảng Ninh rất rõ nét (7/14 địa phương là huyện miền núi, biên giới, hải đảo), tạo ra sự khó khăn trong việc triển khai thực hiện do trình độ dân trí, điều kiện học tập, nhận thức và năng lực của giáo viên, học sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền. 

Khó khăn này đòi hỏi khi triển khai phải có lộ trình phù hợp: Chủ động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, có chính sách đãi ngộ giáo viên, hỗ trợ học sinh ở vùng khó khăn để giảm dần sự chênh lệch về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2014 - 2015 đến nay, các cơ sở giáo dục phổ thông của Quảng Ninh đang tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; 

Tăng cường việc dạy học tích hợp, liên môn; tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, động viên và tạo điều kiện cho học sinh trung học từng bước tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

Tất cả những hoạt động đó nhằm chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện CTGDPT mới trong giai đoạn tới.

Trong quá trình nghiên cứu, tập hợp ý kiến của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cho Dự thảo CTGDPT tổng thể, bà có ý kiến đóng góp gì góp phần xây dựng hoàn thiện Dự thảo CTGDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT?

- Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo CTGDPT tổng thể với sự tham gia của 120 cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông, cán bộ, chuyên viên các Phòng GD&ĐT; Tại Hội thảo đã có nhiều ý kiến góp ý trực tiếp, một số ý kiến góp ý bằng văn bản. 

Ngoài những ý kiến nhất trí cao với Dự thảo, chúng tôi đã đề nghị Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện Chương trình mới (từ tháng 9/2018) cần đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng với yêu cầu dạy học tích hợp; 

Nghiên cứu tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên các môn Ngoại ngữ, Tin học, Thể thao (là môn học bắt buộc hoặc môn tự chọn 3 từ cấp tiểu học trong Chương trình mới); 

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể thao (là các môn tự chọn 3)... 

Các ý kiến tại hội thảo đã được Sở GD&ĐT Quảng Ninh tổng hợp thành văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT.

Tôi tin tưởng rằng CTGDPT mới khi được ban hành và chính thức triển khai thực hiện sẽ đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thực hiện thành công Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xin cảm ơn bà!

Chương trình giáo dục phổ thông  tổng thể mang tính khả thi cao ảnh 1 
“Các điều kiện hiện có trong các trường phổ thông của ngành Giáo dục Quảng Ninh mới đáp ứng được một phần những yêu cầu nêu trên.                                                                                 Tuy nhiên từ năm học này, ngành GD&ĐT Quảng Ninh sẽ tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các môn học; tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho Ngành chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện CTGDPT mới”.                                                                                                                                                                                 Bà Vũ Liên Oanh
Ảnh minh họa/INT

Những đứa con trong bộ đội

GD&TĐ - Năm 1958, vài năm sau khi đình chiến chiến tranh Triều Tiên, quân tình nguyện số 23 trở về quê hương và đóng quân tại Hắc Long Giang.
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Mường Báng (huyện Tủa Chùa) đọc sách tại Thư viện nhà trường.

Sẻ chia với vùng khó

GD&TĐ - Sẻ chia với vùng khó là hoạt động nhân văn thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia những năm gần đây.
Ảnh minh họa/INT

Cẩn thận không thừa!

GD&TĐ - Rất nhiều năm rồi, nhất là vào mùa Hè, tình trạng trốn nóng rồi bị chết ngạt trong xe ô tô từng xảy ra.