Chung tay lan tỏa tình yêu biển đảo tới cộng đồng

GD&TĐ - Thời gian qua, CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương đã phối hợp cùng một số trường trên địa bàn Hà Nội tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hướng về biển đảo quê hương.

Các thành viên CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương coi việc lan tỏa tình yêu biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng.
Các thành viên CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương coi việc lan tỏa tình yêu biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng.

Tại khuôn viên các trường, CLB sẽ tổ chức Triển lãm ảnh về chủ đề biển đảo và phát hành sách "Nơi đầu sóng". Phía nhà trường phối hợp bằng nhiều hoạt động ý nghĩa như: Biểu diễn văn nghệ, diễn kịch,.. với cùng nội dung.

Tại giờ chào cờ sáng thứ 2 đầu tuần vừa qua, tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), vở kịch dựng trên câu chuyện có thật về cô bé Sơn Ca, con chiến sĩ Hải quân mỗi ngày tới trường đều đứng lặng một góc, nhìn các bạn được bố đưa tới trường đã gây xúc động mạnh cho giáo viên, học sinh nhà trường.

Sự quan tâm của các em học sinh thể hiện ở những đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của lính đảo, về những khó khăn, thiếu thốn nơi biển khơi, ở cách các em đặt câu hỏi với khách mời và những giây phút lắng đọng bên những hình ảnh đầy xúc cảm khắc họa cuộc sống nơi đầu sóng.

Tại mỗi buổi sinh hoạt, Ban tổ chức đều phát động cuộc thi viết “Cánh thư gửi đảo xa” để các em học sinh gửi tâm tư, tình cảm tới các chú bộ đội ngay sau buổi sinh hoạt đầu tuần. CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương nhận trách nhiệm chuyển thư ra đảo vào mùa thay thu quân dịp Tết.

Chủ nhiệm CLB là kỹ sư Trần Thành, Phó chủ nhiệm - nghệ sĩ Hồ Liên cùng lãnh đạo, các thành viên Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam luôn sát cánh, chia sẻ với học sinh, sinh viên tại các buổi sinh hoạt, với mong muốn mang hình ảnh, tinh thần yêu biển đảo Tổ quốc tới gần hơn với mọi người, đặc biệt là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Coi đây là món quà nhỏ mà những người thực hiện chương trình có thể gửi trao tới những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhà văn – Nhà báo Lữ Mai (đồng tác giả sách “Nơi đầu sóng”) chia sẻ: “Ở đất liền, có những hạnh phúc thật bình dị và quen thuộc như sáng sáng bố đưa con đến trường, mỗi ngày nạp đủ rau xanh, nước ngọt, thông tin kết nối với nhau liên tục... nhưng với người ở đảo xa và hậu phương của họ thì luôn thiếu những điều tưởng như rất đỗi bình thường ấy... Ban tổ chức mong muốn lan tỏa tình yêu biển đảo tới nhiều người hơn, đặc biệt là giới trẻ, như cây cầu nhỏ nối gần đôi bờ thương nhớ.”

Chủ nhiệm CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, kỹ sư Trần Thành mong muốn bất cứ tổ chức, đơn vị, trường học nào muốn hướng về biển đảo theo cách này, hãy liên hệ với CLB để phối hợp đưa các nội dung giáo dục và lan tỏa tình yêu biển đảo tới cộng đồng.

Một số trường học tại Hà Nội đã phối hợp tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên đề hướng về biển đảo gồm: THCS-THPT Lương Thế Vinh, ĐH Xây dựng, ĐH Thương mại, ĐH Văn hóa Hà Nội, THPT Phan Đình Phùng.

Một số hình ảnh ghi nhận tại các trường:

Các bức ảnh về biển đảo được trưng bày trang trọng tại sân trường.
 Các bức ảnh về biển đảo được trưng bày trang trọng tại sân trường.
Giáo viên và học sinh trường THPT Phan Đình Phùng thưởng thức các bức ảnh về biển đảo.
 Giáo viên và học sinh trường THPT Phan Đình Phùng thưởng thức các bức ảnh về biển đảo.
Chương trình văn nghệ với chủ để biển đảo.
 Chương trình văn nghệ với chủ để biển đảo.
Nhà văn - Nhà báo Lữ Mai giới thiệu sách "Nơi đầu sóng" tại trường THPT Phan Đình Phùng
 Nhà văn - Nhà báo Lữ Mai giới thiệu sách "Nơi đầu sóng" tại trường THPT Phan Đình Phùng
 
 
Học sinh THCS-THPT Lương Thế Vinh hào hứng nghe chia sẻ của Chủ nhiệm CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, kỹ sư Trần Thành.
 Học sinh THCS-THPT Lương Thế Vinh hào hứng nghe chia sẻ của Chủ nhiệm CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, kỹ sư Trần Thành.
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...