Chuẩn hóa bữa ăn học đường tại Lào Cai

GD&TĐ - Sau hội nghị triển khai Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng ngày 28/08 vừa qua, Lào Cai chính thức áp dụng Dự án Bữa ăn học đường trong công tác bán trú. 

Bữa ăn học đường cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và thể chất.
Bữa ăn học đường cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và thể chất.

Theo đó, 80 trường tiểu học bán trú trên toàn địa bàn tỉnh sẽ áp dụng Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng trong xây dựng thực đơn cũng như áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” trong giáo dục dinh dưỡng cho học sinh.

Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng cung cấp cho các trường một ngân hàng thực đơn đa dạng gồm 120 thực đơn với hơn 360 món ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng, được phân chia theo 3 khu vực Bắc, Trung và Nam. Các thực đơn được phát triển trong hơn một năm, trải qua nhiều quá trình từ khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm đến điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và Hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Trần Thị Minh Thu – Trưởng phòng GDTH, Sở GDĐT tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội nghị.
Bà Trần Thị Minh Thu – Trưởng phòng GDTH, Sở GDĐT tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội nghị. 

Phần mềm cũng cho phép các trường tự tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc từ các nguyên liệu địa phương mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Mỗi trường chỉ cần đăng kí một tài khoản tại website của Dự án: www.buaanhocduong.com.vn để sử dụng miễn phí toàn bộ tính năng của phần mềm.

Dự án cũng khuyến khích các trường áp dụng áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” song song với phần mềm của Dự án. Bộ áp phích gồm các thông tin dinh dưỡng cơ bản được minh họa sinh động bằng hình ảnh sinh động, trực quan, giúp các em dễ dàng tiếp thu, tạo nền tảng dinh dưỡng cơ bản, góp phần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho học sinh.

Ngoài phần mềm và áp phích, Dự án cũng chú trọng đầu tư xây dựng mô hình “Bếp ăn mẫu bán trú”. Đây là mô hình bếp ăn một chiều với trang bị hiện đại, giúp tiết kiệm nhân công, thời gian và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, Dự án có hai bếp ăn mẫu đang vận hành tại trường tiểu học Trưng Trắc (Tp. HCM) và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn), hỗ trợ các trường áp dụng Dự án Bữa ăn học đường hiệu quả, đồng thời thu hút các đơn vị, trường học trên cả nước đến tham quan và học tập.

Hội nghị thu hút sự quan tâm tham dự của đại biểu đến từ 80 trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn địa bàn tỉnh.
Hội nghị thu hút sự quan tâm tham dự của đại biểu đến từ 80 trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn địa bàn tỉnh. 

Với những nội dung thiết thực, Dự án Bữa ăn học đường đã và đang mang lại hiệu quả cho công tác bán trú tại hàng ngàn trường tiểu học bán trú trên cả nước. Tính đến tháng 7 năm 2019, Dự án đã được triển khai đến 3.123 trường tiểu học bán trú tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện tại, Ajinomoto Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh nhân rộng Dự án đến các tỉnh thành còn lại trên cả nước, để toàn bộ học sinh tiểu học bán trú được thụ hưởng những bữa trưa cân bằng dinh dưỡng, từ đó góp phần cải thiện tầm vóc và trí tuệ cho thế hệ tương lai của đất nước.

Bữa ăn học đường là một trong những dự án tiêu biểu về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng Công ty Ajinomoto Việt Nam đang triển khai. Mục tiêu của Dự án là “Thực hiện trách nhiệm đóng góp cho giáo dục, nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước bằng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học”.

Kể từ khi được khởi xướng vào năm 2012, Dự án nhận được sự đồng hành của Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế trong phát triển thực đơn trong Phần mềm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt cũng như sự phối hợp của Bộ GD&ĐT trong công tác triển khai. Hiện nay, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tiếp tục đồng hành cùng Ajinomoto Việt Nam triển khai nhân rộng Dự án trên toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.