Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Những điểm đáng lưu ý

GD&TĐ - Năm 2019 tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia theo hướng giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm 2017, 2018; đồng thời, thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập bảo đảm tổ chức thi khách quan, an toàn, nghiêm túc.

Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Những điểm đáng lưu ý

Thống nhất quy trình

Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình; quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do; thống nhất quy trình, quy cách niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi tại điểm thi và hội đồng thi; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan Công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao để đảm bảo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Sắp xếp thí sinh dự thi

Quy định của Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD&ĐT quyết định. Thí sinh giáo dục thường xuyên (GDTX) được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi Khoa học xã hội.

Nhưng theo quy định mới, thí sinh tự do, thí sinh học chương trình GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh học chương trình giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi tại một số điểm thi do giám đốc sở GD&ĐT quyết định. Việc này nhằm đảm bảo không có sự phân biệt đối xử nào, hoàn toàn bình đẳng giữa các thí sinh.

Chấm thi

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Kỳ thi THPT quốc gia năm nay là Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì; đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.

Phần mềm chấm thi trắc nghiệm được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện theo hướng tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.

Đồng thời, tăng cường chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện các khâu của kỳ thi theo đúng quy định của quy chế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) tiếp tục do sở GD&ĐT chủ trì như năm 2018 nhưng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, thẩm định của Bộ GD&ĐT và của các trường ĐH, CĐ.

Bảo quản đề thi, bài thi

Việc bảo quản đề thi, bài thi tại các hội đồng thi, điểm thi được quy định chặt chẽ; trong đó phân vai rất rõ trách nhiệm của Trưởng điểm thi, Phó trưởng điểm thi đến từ các trường ĐH, CĐ; cách thức niêm phong tủ đựng bài thi; quy trình các bước để mở cửa phòng lấy đề, đưa bài thi vào. Đặc biệt phải có công an bảo vệ 24/24 giờ và trong khu vực lưu trữ đề thi, bài thi sẽ có camera an ninh giám sát 24/24 giờ.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT thay đổi. Theo đó, thay vì tỷ lệ giữa điểm thi THPT quốc gia và điểm học tập lớp 12 là 50 - 50 như trước, năm nay, tỷ lệ này sẽ là 70 - 30; tức tăng tỷ lệ điểm thi THPT quốc gia trong tính điểm xét tốt nghiệp THPT.

Năm 2019, học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GD&ĐT, các cơ sở GD-ĐT và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau: Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: Cộng 2 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: Cộng 1,5 điểm. Loại trung bình: Cộng 1 điểm.

Thu hồi giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo

Đối với thí sinh có bài thi/môn thi được điều chỉnh điểm sau phúc khảo, Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh, đồng thời thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo. Điều này nhằm đảm bảo thí sinh có một kết quả thống nhất sau khi phúc khảo.

Xây dựng phương án đổi mới thi
Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo toàn ngành Giáo dục tích cực chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Đồng thời, Bộ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để triển khai xây dựng Phương án đổi mới thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau 2020 trên cơ sở kế thừa kết quả đã đạt được trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm qua, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 29-NQ/TW, bảo đảm đúng luật, đồng bộ với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới và lộ trình tăng cường tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, từng bước tiếp cận xu hướng thi/tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới, dự kiến sẽ công bố vào cuối năm 2019. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.